Thứ bảy, 23/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Toán Trắc nghiệm Toán 7 KNTT Bài 12: Tổng các góc trong một tam giác có đáp án

Trắc nghiệm Toán 7 KNTT Bài 12: Tổng các góc trong một tam giác có đáp án

Dạng 2: Xác định loại tam giác dựa vào số đo góc của tam giác đó có đáp án

  • 376 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho tam giác ABC như hình vẽ:

Cho tam giác ABC như hình vẽ: Tính số đo góc A và cho biết tam giác  (ảnh 1)

Tính số đo góc A và cho biết tam giác ABC là tam gác gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Xét tam giác ABC có \(\widehat A + \widehat B + \widehat C = 180^\circ \) (định lí tổng ba góc trong một tam giác)

Suy ra \(\widehat A = 180^\circ - \widehat B - \widehat C\)

Hay \(\widehat A = 180^\circ - 67^\circ - 42^\circ = 71^\circ \)

Ta thấy 42° < 67° < 71° < 90° nên góc A, góc B, góc C đều là góc nhọn.

Vậy \(\widehat A = 71^\circ \) và tam giác ABC là tam giác nhọn.


Câu 2:

Cho tam giác ABC như hình vẽ có \(\widehat {ADC} = 60^\circ .\)

Cho tam giác ABC như hình vẽ có góc ADC = 60 độ (ảnh 1)

Tam giác ABD là tam giác gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Ta có \(\widehat {ADB}\)\(\widehat {ADC}\) là hai góc kề bù nên \(\widehat {ADB} + \widehat {ADC} = 180^\circ \) (tính chất hai góc kề bù)

Suy ra \(\widehat {ADB} = 180^\circ - \widehat {ADC}\)

Hay \(\widehat {ADB} = 180^\circ - 60^\circ = 120^\circ > 90^\circ \)

Do đó góc ADB là góc tù

Vậy tam giác ABD là tam giác tù.


Câu 3:

Cho hình vẽ:

Cho hình vẽ: Biết Mx // Py, góc xMN = 60 độ và góc NPy = 34 độ (ảnh 1)

Biết Mx // Py, \(\widehat {xMN} = 60^\circ \)\[\widehat {NPy} = 34^\circ .\] Tính số đo góc MNP và tam giác MNP là tam giác gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Cho hình vẽ: Biết Mx // Py, góc xMN = 60 độ và góc NPy = 34 độ (ảnh 2)

Kéo dài MN cắt Py tại Q.

Vì Mx // Py nên ta có: \(\widehat {xMQ} = \widehat {MQP}\) (hai góc so le trong)

\(\widehat {xMQ} = 60^\circ \) do đó \(\widehat {MQP} = 60^\circ \)

Xét tam giác NPQ có \(\widehat {MNP}\) là góc ngoài của tam giác tại đỉnh N

Nên \(\widehat {MNP} = \widehat {NPQ} + \widehat {NQP}\) (tính chất góc ngoài của tam giác)

Suy ra \(\widehat {MNP} = 34^\circ + 60^\circ = 94^\circ > 90^\circ \)

Do đó góc MNP là góc tù

Vậy \(\widehat {MNP} = 94^\circ \) và tam giác MNP là tam giác tù.


Câu 4:

Cho hình vẽ biết \(\widehat {ABC} = 50^\circ ,\widehat {ACB} = 40^\circ \)\(\widehat {BAE} = \widehat {AED}.\)

Cho hình vẽ biết góc ABC = 50 độ, góc ACB = 40 độ (ảnh 1)

Tam giác CDE là tam giác gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Xét tam giác ABC có \(\widehat A + \widehat B + \widehat C = 180^\circ \) (định lí tổng ba góc trong một tam giác)

Suy ra \(\widehat A = 180^\circ - \widehat B - \widehat C\)

Hay \(\widehat A = 180^\circ - 50^\circ - 40^\circ = 90^\circ \)

Xét hai đường thẳng DE và AB có: \(\widehat {BAE} = \widehat {AED}\)

Mà hai góc này ở vị trí so le trong

Do đó DE // AB

Suy ra \(\widehat {EDC} = \widehat A\) (hai góc ở vị trí đồng vị)

\(\widehat A = 90^\circ \)

Do đó \(\widehat {EDC} = 90^\circ \)

Vậy tam giác CDE là tam giác vuông.


Câu 5:

Cho hình vẽ dưới đây.

Cho hình vẽ dưới đây. Tam giác BHC là tam giác gì? (ảnh 1)

Tam giác BHC là tam giác gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Tam giác AIC vuông tại I \(\left( {\widehat I = 90^\circ } \right)\) nên \(\widehat A + \widehat {ACI} = 90^\circ \) (trong tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau)

Suy ra \(\widehat A = 90^\circ - \widehat {ACI}\) (1)

Tam giác CHK vuông tại K \(\left( {\widehat K = 90^\circ } \right)\) nên \(\widehat {CHK} + \widehat {KCH} = 90^\circ \) (trong tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau)

Suy ra \(\widehat {CHK} = 90^\circ - \widehat {KCH}\) (2)

\(\widehat {ACI}\) chính là góc \(\widehat {KCH}\) (3)

Từ (1), (2) và (3) ta có: \(\widehat {CHK} = \widehat A = 60^\circ \)

Lại có \(\widehat {CHK}\)\(\widehat {BHC}\) là hai góc kề bù nên \(\widehat {CHK} + \widehat {BHC} = 180^\circ \) (tính chất hai góc kề bù)

Suy ra \(\widehat {BHC} = 180^\circ - \widehat {CHK}\)

Do đó \(\widehat {BHC} = 180^\circ - 60^\circ = 120^\circ > 90^\circ \)

Khi đó góc BHC là góc tù

Vậy tam giác BHC là tam giác tù.


Câu 6:

Cho tam giác ABC có \(\widehat B = 35^\circ ,\widehat C = 65^\circ .\) Tia phân giác góc A cắt cạnh BC tại D.

Tam giác ADC là tam giác gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Cho tam giác ABC có góc B = 35 độ, góc C = 65 độ. Tia phân giác góc A (ảnh 1)

Xét tam giác ABC có \(\widehat A + \widehat B + \widehat C = 180^\circ \) (định lí tổng ba góc trong một tam giác)

Suy ra \(\widehat A = 180^\circ - \widehat B - \widehat C\)

Hay \(\widehat A = 180^\circ - 35^\circ - 65^\circ = 80^\circ \)

Mà tia AD là tia phân giác của \(\widehat {BAC}\) nên \(\widehat {BAD} = \widehat {CAD} = \frac{1}{2}\widehat {BAC}\)

Suy ra \(\widehat {BAD} = \widehat {CAD} = \frac{1}{2}.80^\circ = 40^\circ \)

Mặt khác: \(\widehat {ADC}\) là góc ngoài của tam giác ABD tại đỉnh D nên \(\widehat {ADC} = \widehat {BAD} + \widehat B\)

Hay \(\widehat {ADC} = 40^\circ + 35^\circ = 75^\circ \)

Tam giác ADC có \(\widehat {CAD} = 40^\circ < 90^\circ ,\widehat {ACD} = 65^\circ < 90^\circ ,\widehat {ADC} = 75^\circ < 90^\circ \)

Do đó tam giác ADC có ba góc nhọn.

Vậy tam giác ADC là tam giác nhọn.


Câu 7:

Cho hình vẽ:

Cho hình vẽ: Biết IK // HG. Tam giác OIK là tam giác gì (ảnh 1)

Biết IK // HG. Tam giác OIK là tam giác gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Vì IK // HG nên \(\widehat {KIH} = \widehat {OHx}\) (hai góc so le trong)

\(\widehat {OHx} = 130^\circ \) nên \(\widehat {KIH} = 130^\circ \)

Lại có \(\widehat {KIH}\)\(\widehat {OIK}\) là hai góc kề bù nên \(\widehat {OIK} + \widehat {KIH} = 180^\circ \) (tính chất hai góc kề bù)

Suy ra \(\widehat {OIK} = 180^\circ - \widehat {KIH}\)

Do đó \(\widehat {OIK} = 180^\circ - 130^\circ = 50^\circ \)

Xét tam giác OIK có \(\widehat {IKG}\) là góc ngoài của tam giác tại đỉnh K

Nên \(\widehat {IKG} = \widehat {OIK} + \widehat {IOK}\) (tính chất góc ngoài của tam giác)

Suy ra \[\widehat {IOK} = \widehat {IKG} - \widehat {OIK}\]

Hay \(\widehat {IOK} = 140^\circ - 50^\circ = 90^\circ \)

Do đó góc IOK là góc vuông

Vậy tam giác OIK là tam giác vuông tại O.


Câu 8:

Cho hình vẽ như sau:

Cho hình vẽ như sau: Biết tia Ny là tia phân giác của góc xNz, yNz = 40 độ (ảnh 1)

Biết tia Ny là tia phân giác của \(\widehat {xNz},\widehat {yNz} = 40^\circ ,\widehat {NPM} = \widehat {tPv}\) và Nz // Pt. Số đo của \(\widehat {NPM}\) là bao nhiêu và tam giác MNP là tam giác gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Vì tia Ny là tia phân giác của \(\widehat {xNz}\) nên \[\widehat {yNz} = \frac{1}{2}.\widehat {xNz}\] (tính chất tia phân giác của một góc)

Suy ra \(\widehat {xNz} = 2.\widehat {yNz}\)

\(\widehat {yNz} = 40^\circ \) nên \(\widehat {xNz} = 2.\widehat {yNz} = 2.40^\circ = 80^\circ \)

Lại có Nz // Pt nên \(\widehat {xNz} = \widehat {NPt}\) (hai góc so le trong)

Do đó \(\widehat {NPt} = 80^\circ \)

Ta lại có \(\widehat {MPN} + \widehat {NPt} + \widehat {tPv} = 180^\circ \)

\(\widehat {NPM} = \widehat {tPv}\), \(\widehat {NPt} = 80^\circ \)

Suy ra \[\widehat {NPM} + 80^\circ + \widehat {NPM} = 180^\circ \]

Hay \[2.\widehat {NPM} = 180^\circ - 80^\circ = 100^\circ \]

Do đó \[\widehat {NPM} = 100^\circ :2 = 50^\circ \]

Mặt khác \(\widehat {MNP} = \widehat {xNy}\) (hai góc đối đỉnh) nên \(\widehat {MNP} = 40^\circ \)

Xét tam giác MNP có \[\widehat {NPM} = 50^\circ \]\(\widehat {MNP} = 40^\circ \) ta có:

\(\widehat {NMP} + \widehat {MNP} + \widehat {NPM} = 180^\circ \) (định lí tổng ba góc trong một tam giác)

Suy ra \(\widehat {NMP} = 180^\circ - \widehat {MNP} - \widehat {NPM}\) hay \(\widehat {NMP} = 180^\circ - 40^\circ - 50^\circ = 90^\circ \)

Suy ra tam giác MNP vuông tại M.

Vậy ta chọn phương án D.


Câu 9:

Cho tam giác ABC vuông tại A. Lấy điểm K nằm trên cạnh AC. Lấy điểm E nằm trên cạnh BK. Tam giác BEC là tam giác gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Cho tam giác ABC vuông tại A. Lấy điểm K nằm trên cạnh AC. Lấy điểm E (ảnh 1)

Tam giác ABC vuông tại A nên \(\widehat A = 90^\circ \)

Xét tam giác ABK vuông tại A \(\left( {\widehat A = 90^\circ } \right)\)\(\widehat {BKC}\) là góc ngoài của tam giác tại đỉnh K

Do đó \(\widehat {BKC} = \widehat A + \widehat {ABK}\) (tính chất góc ngoài của tam giác)

Tương tự ta có \(\widehat {BEC}\) là góc ngoài của tam giác CKE tại đỉnh E nên \(\widehat {BEC} = \widehat {EKC} + \widehat {ECK}\)

Suy ra \(\widehat {BEC} = \left( {\widehat A + \widehat {ABK}} \right) + \widehat {ECK} = \widehat A + \widehat {ABK} + \widehat {ECK}\)

Do đó \(\widehat {BEC} > \widehat A\)\(\widehat A = 90^\circ \)

Do đó \(\widehat {BEC} > 90^\circ \) là góc tù

Vậy tam giác BEC là tam giác tù.


Câu 10:

Cho hình vẽ:

Cho hình vẽ: Tam giác ABC là tam giác gì? (ảnh 1)

Tam giác ABC là tam giác gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Xét tam giác CDE có \(\widehat {D{\rm{Ex}}}\) là góc ngoài của tam giác tại đỉnh E

Nên \(\widehat {D{\rm{Ex}}} = \widehat D + \widehat {DCE}\) (tính chất góc ngoài của tam giác)

Suy ra \(\widehat {DCE} = \widehat {{\rm{DEx}}} - \widehat D\)

Hay \(\widehat {DCE} = {\rm{120}}^\circ - 70^\circ = 50^\circ \)

Lại có \(\widehat {ACB} = \widehat {DCE}\) (hai góc đối đỉnh)

Nên \(\widehat {ACB} = 50^\circ \)

Xét tam giác ABC có \(\widehat A + \widehat B + \widehat {ACB} = 180^\circ \) (định lí tổng ba góc trong một tam giác)

Suy ra \(\widehat B = 180^\circ - \widehat A - \widehat {ACB}\)

Hay \(\widehat B = 180^\circ - 80^\circ - 50^\circ = 50^\circ \)

Tam giác ABC có \(\widehat A = 80^\circ < 90^\circ ,\widehat B = 50^\circ < 90^\circ ,\widehat {ACB} = 50^\circ < 90^\circ \)

Do đó ba góc của tam giác ABC đều là góc nhọn

Vậy tam giác ABC là tam giác nhọn.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương