Thứ sáu, 24/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Toán Trắc nghiệm Toán 10 Bài 9. Tích của vectơ với một số có đáp án

Trắc nghiệm Toán 10 Bài 9. Tích của vectơ với một số có đáp án

Trắc nghiệm Toán 10 Bài 9. Tích của vectơ với một số có đáp án

  • 403 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho vectơ \(\overrightarrow a \ne \overrightarrow 0 \) với số thực k như thế nào thì vectơ \(k\overrightarrow a \) ngược hướng với vectơ \(\overrightarrow a \).

Xem đáp án

Đáp án đúng là C

Tích của một vectơ \(\overrightarrow a \ne \overrightarrow 0 \)với số thực k < 0 là một vec tơ kí hiệu \(k\overrightarrow a \) ngược hướng với vectơ \(\overrightarrow a \).


Câu 2:

Cho vectơ \(\overrightarrow a \), \(\overrightarrow b \) và hai số thực k, t. Khẳng định nào sau đây là sai?

Xem đáp án

Đáp án đúng là B

Ta có (k + t)\(\overrightarrow a \) = k\(\overrightarrow a \) + t\(\overrightarrow a \). Do đó B sai.


Câu 3:

Cho ba điểm A, B, C phân biệt sao cho \(\overrightarrow {AB} = k\overrightarrow {AC} \).Biết rằng C là trung điểm đoạn thẳng AB. Giá trị k thỏa mãn điều kiện nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là D

Cho ba điểm A, B, C phân biệt sao cho vecto AB = k vecto AC (ảnh 1)

Vì C là trung điểm của đoạn thẳng AB nên AC = 2AB.

Ta có \(\overrightarrow {AC} ,\overrightarrow {AB} \) là hai vectơ cùng hướng nên \(\overrightarrow {AC} = 2\overrightarrow {AB} \). Suy ra k = 2 > 1.

Vậy k thỏa mãn điều kiện k > 1.


Câu 4:

Cho hai điểm phân biệt A và B. Xác định ví trí điểm K thỏa mãn \(\overrightarrow {KA} + 2\overrightarrow {KB} = \overrightarrow 0 \).

Xem đáp án

Đáp án đúng là C

Gọi I là trung điểm của đoạn thẳng AB. Khi đó \(\overrightarrow {IA} + \overrightarrow {IB} = \overrightarrow 0 \)

Xét đẳng thức: \(\overrightarrow {KA} + 2\overrightarrow {KB} = \overrightarrow 0 \)

\( \Leftrightarrow \overrightarrow {KI} + \overrightarrow {IA} + 2\left( {\overrightarrow {KI} + \overrightarrow {IB} } \right) = \overrightarrow 0 \)

\( \Leftrightarrow 3\overrightarrow {KI} + \overrightarrow {IA} + 2\overrightarrow {IB} = \overrightarrow 0 \)

\( \Leftrightarrow 3\overrightarrow {KI} + \left( {\overrightarrow {IA} + \overrightarrow {IB} } \right) + \overrightarrow {IB} = \overrightarrow 0 \)

\( \Leftrightarrow 3\overrightarrow {KI} + \overrightarrow 0 + \overrightarrow {IB} = \overrightarrow 0 \)

\( \Leftrightarrow \overrightarrow {KI} = - \frac{1}{3}\overrightarrow {IB} \) hay \(\overrightarrow {IK} = \frac{1}{3}\overrightarrow {IB} \)

Vì vậy điểm K là điểm nằm giữa I và B thỏa mãn \(IK = \frac{1}{3}IB\).


Câu 5:

Cho tam giác ABC có đường trung tuyến AM. Khi đó \(\overrightarrow {AM} = a\overrightarrow {AB} + b\overrightarrow {AC} \). Tính S = a + 2b.

Xem đáp án

Đáp án đúng là D

Cho tam giác ABC có đường trung tuyến AM. Khi đó vecto AM (ảnh 1)

Ta có: \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} = 2\overrightarrow {AM} \)

\(\overrightarrow {AM} = \frac{1}{2}\overrightarrow {AB} + \frac{1}{2}\overrightarrow {AC} \)

a = \(\frac{1}{2}\), b = \(\frac{1}{2}\).

S = a + 2b = \(\frac{1}{2}\) + 2.\(\frac{1}{2}\) = \(\frac{1}{2}\) + 1 = \(\frac{3}{2}\).

Vậy S = \(\frac{3}{2}\). 

Câu 6:

Các tam giác ABC có trọng tâm G; M, N lần lượt là trung điểm của BC và AB. Biểu thị \(\overrightarrow {MG} \) thông qua hai vec tơ \(\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AC} \).

Xem đáp án

Đáp án đúng là B

Ta có: \[\overrightarrow {NG} = \overrightarrow {AG} - \overrightarrow {AN} = \frac{2}{3}\overrightarrow {AM} - \frac{1}{2}\overrightarrow {AB} \]

\[ = \frac{2}{3}\left( {\frac{1}{2}\overrightarrow {AB} + \frac{1}{2}\overrightarrow {AC} } \right) - \frac{1}{2}\overrightarrow {AB} \]

\[ = \frac{1}{3}\overrightarrow {AB} - \frac{1}{2}\overrightarrow {AB} + \frac{1}{2}\overrightarrow {AC} \]

\[ = - \frac{1}{6}\overrightarrow {AB} + \frac{1}{2}\overrightarrow {AC} \].

Vậy \(\overrightarrow {NG} = - \frac{1}{6}\overrightarrow {AB} + \frac{1}{3}\overrightarrow {AC} \).


Câu 7:

Cho tam giác ABC có G là trọng tâm tam giác. Hãy xác định điểm M để \(\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MB} + 2\overrightarrow {MC} = \overrightarrow 0 \).

Xem đáp án

Đáp án đúng là D

Vì G là trọng tâm tam giác ABC nên \(\overrightarrow {GA} + \overrightarrow {GB} + \overrightarrow {GC} = \overrightarrow 0 \).

Xét \(\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MB} + 2\overrightarrow {MC} = \overrightarrow 0 \)

\( \Leftrightarrow \overrightarrow {MG} + \overrightarrow {GA} + \overrightarrow {MG} + \overrightarrow {GB} + 2\left( {\overrightarrow {MG} + \overrightarrow {GC} } \right) = \overrightarrow 0 \)

\( \Leftrightarrow 4\overrightarrow {MG} + \left( {\overrightarrow {GA} + \overrightarrow {GB} + \overrightarrow {GC} } \right) + \overrightarrow {GC} = \overrightarrow 0 \)

\( \Leftrightarrow 4\overrightarrow {MG} + \overrightarrow {GC} = \overrightarrow 0 \)

\( \Leftrightarrow 4\overrightarrow {MG} = - \overrightarrow {GC} \)

\( \Leftrightarrow \overrightarrow {GM} = \frac{1}{4}\overrightarrow {GC} \).

Vậy G là điểm nằm giữa G và C sao cho \(GM = \frac{1}{4}GC\).


Câu 8:

Trong hình vẽ, hãy biểu thị mỗi vectơ \(\overrightarrow u ,\overrightarrow v \)hai vectơ \(\overrightarrow a ,\overrightarrow b \), tức là tìm các số x, y, z, t để \(\overrightarrow u = x\overrightarrow a + y\overrightarrow b ,\overrightarrow v = t\overrightarrow a + z\overrightarrow b .\)

Trong hình vẽ, hãy biểu thị mỗi vectơ u, vecto v hai vecto a, vecto b (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án đúng là B

Ta có hình vẽ sau:

Trong hình vẽ, hãy biểu thị mỗi vectơ u, vecto v hai vecto a, vecto b (ảnh 2)

Xét hình bình hành OABC, có:

\(\overrightarrow {OA} = \overrightarrow a ,\overrightarrow {OC} = 2\overrightarrow b ,\overrightarrow {OB} = \overrightarrow u \)

Khi đó, ta có:

\(\overrightarrow u = \overrightarrow {OB} = \overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OC} = \overrightarrow a + 2\overrightarrow b \) (quy tắc hình bình hành)

Xét hình bình hành OMNP, có:

\(\overrightarrow {ON} = \overrightarrow v ,\overrightarrow {OM} = 3\overrightarrow b ,\overrightarrow {OP} = - 2\overrightarrow a \)

Khi đó, ta có:

\(\overrightarrow v = \overrightarrow {ON} = \overrightarrow {OM} + \overrightarrow {OP} = 3\overrightarrow b - 2\overrightarrow a = - 2\overrightarrow a + 3\overrightarrow b .\)

Vậy \(\overrightarrow u = \overrightarrow a + 2\overrightarrow b ,\overrightarrow v = - 2\overrightarrow a + 3\overrightarrow b .\)


Câu 9:

Cho tam giác ABC . Lấy E là trung điểm của AB và F thuộc cạnh AC sao cho AF = \[\frac{1}{3}\]AC. Hãy xác định điểm M để \(\overrightarrow {MA} + 3\overrightarrow {MB} + 2\overrightarrow {MC} = \overrightarrow 0 \).

Xem đáp án

Đáp án đúng là C

Cho tam giác ABC . Lấy E là trung điểm của AB và F thuộc cạnh AC  (ảnh 1)

Để xác định vị trí điểm M, trước hết ta biểu thị \(\overrightarrow {AM} \) (với gốc A đã biết) theo hai vec tơ \(\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AC} \).

Đẳng thức vec tơ đã cho tương đương với \(\overrightarrow {MA} + 3\left( {\overrightarrow {MA}  + \overrightarrow {AB} } \right) + 2\left( {\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {AC} } \right) = \overrightarrow 0 \)

\( \Leftrightarrow 6\overrightarrow {MA} + 3\overrightarrow {AB} + 2\overrightarrow {AC} = \overrightarrow 0 \)

\( \Leftrightarrow \overrightarrow {AM} = \frac{1}{2}\overrightarrow {AB} + \frac{1}{3}\overrightarrow {AC} \).

Vì E là trung điểm của AB và F thuộc cạnh AC sao cho AF = \[\frac{1}{3}\]AC nên \(\overrightarrow {AE} = \frac{1}{2}\overrightarrow {AB} \)\(\overrightarrow {AF} = \frac{1}{3}\overrightarrow {AC} \).

Vì vậy \(\overrightarrow {AM} = \overrightarrow {AE} + \overrightarrow {AF} \).

Suy ra M là đỉnh thứ tư của hình bình hành EAFM.


Câu 10:

Biết rằng hai vectơ \(\overrightarrow a \)\(\overrightarrow b \) không cùng phương nhưng hai vectơ \(5x\overrightarrow a + 4\overrightarrow b \)\(\left( {3x - 2} \right)\overrightarrow a - 2\overrightarrow b \)cùng phương. Khi đó giá trị của x bằng:

Xem đáp án

Đáp án đúng là A

Vectơ \(5x\overrightarrow a + 4\overrightarrow b \)\(\left( {3x - 2} \right)\overrightarrow a - 2\overrightarrow b \)cùng phương khi 5x = - 2(3x – 2)

5x = -6x + 4

11x = 4

x = \(\frac{4}{{11}}\).

Vậy x = \(\frac{4}{{11}}\).


Câu 11:

Chất điểm A chịu tác động của ba lực \(\overrightarrow {{F_1}} ,\overrightarrow {{F_2}} ,\overrightarrow {{F_3}} \)như hình vẽ và ở trạng thái cân bằng (tức là \(\overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} + \overrightarrow {{F_3}} = \overrightarrow 0 \)). Tính độ lớn của các lực \(\overrightarrow {{F_2}} ,\overrightarrow {{F_3}} ,\) biết \(\overrightarrow {{F_1}} \) có độ lớn là 20N.

Chất điểm A chịu tác động của ba lực vecto F1, vecto F2 vecto F3 (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án đúng là A

Chất điểm A chịu tác động của ba lực vecto F1, vecto F2 vecto F3 (ảnh 2)

Ta có: \(\overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} + \overrightarrow {{F_3}} = \overrightarrow 0 \)

\( \Leftrightarrow \overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} = - \overrightarrow {{F_3}} \)

\(\overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} = \overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OB} = \overrightarrow {OD} \) (OBDA là hình bình hành)

\( \Rightarrow \overrightarrow {OD} = - \overrightarrow {{F_3}} \)

\( \Rightarrow \)Hai vecto \(\overrightarrow {OD} \)\(\overrightarrow {{F_3}} \) là hai vecto đối nhau

\( \Rightarrow \left| {\overrightarrow {OD} } \right| = \left| { - \overrightarrow {{F_3}} } \right|\)\(\widehat {BOD} = {60^0}\).

Ta lại có: \(\overrightarrow {BD} = \overrightarrow {{F_1}} \)

Xét ΔOBD, có:

\(OB = \frac{{BD}}{{\tan {{60}^0}}} = \frac{{20}}{{\sqrt 3 }}\left( N \right) \Rightarrow \left| {\overrightarrow {{F_2}} } \right| = \frac{{20}}{{\sqrt 3 }}N.\)

\(OD = \frac{{BD}}{{\sin {{60}^0}}} = \frac{{40\sqrt 3 }}{3}\left( N \right) \Rightarrow \left| {\overrightarrow {{F_3}} } \right| = \frac{{40\sqrt 3 }}{3}N.\)

Vậy độ lớn vecto \(\overrightarrow {{F_2}} ,\overrightarrow {{F_3}} \) lần lượt là \(\frac{{20}}{{\sqrt 3 }}N,\frac{{40\sqrt 3 }}{3}N.\)


Câu 12:

Cho hình vuông ABCD có cạnh AB = 2 và giao điểm các đường chéo là H. Tính độ dài của vectơ \(\overrightarrow {AB} + 2\overrightarrow {AH} \).

Xem đáp án

Đáp án đúng là C

Vì ABCD là hình bình hành nên AH = HC = \(\frac{1}{2}\)AC. Khi đó \(\overrightarrow {AH} = \frac{1}{2}\overrightarrow {AC} \)

Ta có: \(\overrightarrow {AB} + 2\overrightarrow {AH} = \overrightarrow {AB} + 2.\frac{1}{2}.\overrightarrow {AC}  = \overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} \)

Gọi M là trung điểm của DC

\( \Rightarrow \overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} = 2\overrightarrow {AM} \)

\( \Rightarrow \overrightarrow {AB} + 2\overrightarrow {AH} = 2\overrightarrow {AM} \)

\( \Rightarrow \left| {\overrightarrow {AB} + 2\overrightarrow {AH} } \right| = 2\left| {\overrightarrow {AM} } \right|\)

Xét tam giác ADM vuông tại M, có:

AM2 = AD2 + DM2 = 22 + \({\left( {\frac{2}{2}} \right)^2}\)= 5 (định lí Py – ta – go)

⇔ AM = \(\sqrt 5 \).

Vậy \(\left| {\overrightarrow {AB} + 2\overrightarrow {AH} } \right| = \sqrt 5 .\)


Câu 13:

Cho tứ giác ABCD. Gọi M là trung điểm của cạnh AB, CD. Đẳng thức nào dưới đây là sai?

Xem đáp án

Đáp án đúng là B

Cho tứ giác ABCD. Gọi M là trung điểm của cạnh AB, CD.  (ảnh 1)

Ta có \[\overrightarrow {BC} + \overrightarrow {AD} = \overrightarrow {BM} + \overrightarrow {MC} + \overrightarrow {AM} + \overrightarrow {MD} \]

\[ = \left( {\overrightarrow {BM} + \overrightarrow {AM} } \right) + \left( {\overrightarrow {MC} + \overrightarrow {MD} } \right)\]

\[ = \overrightarrow 0 + 2\overrightarrow {MN} \]

\[ = 2\overrightarrow {MN} \]

Vậy \(\overrightarrow {BC} + \overrightarrow {AD} = 2\overrightarrow {MN} \).


Câu 14:

Cho hai vectơ \(\overrightarrow a \)\(\overrightarrow b \) khác vec tơ – không. Hai vec tơ nào dưới đây cùng phương?

Xem đáp án

Đáp án đúng là C

Ta có: \( - 6\left( {\frac{1}{6}\overrightarrow a - \overrightarrow b } \right) = - \overrightarrow a + \overrightarrow b \). Do đó vectơ \(\frac{1}{6}\overrightarrow a - \overrightarrow b \)\( - \overrightarrow a + 6\overrightarrow b \) cùng phương.


Câu 15:

Cho hình vẽ sau: 

Cho hình vẽ sau: Phát biểu nào dưới đây là đúng? (ảnh 1)

Phát biểu nào dưới đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là A

+) Ta có hai vectơ \(\overrightarrow {MP} \)\(\overrightarrow {MN} \) cùng hướng và \(MP = \frac{4}{5}MN\). Suy ra \(\overrightarrow {MP} = \frac{4}{5}\overrightarrow {MN} \) hay \(5\overrightarrow {MP} = 4\overrightarrow {MN} \). Do đó A đúng.

+) Ta có hai vectơ \(\overrightarrow {PM} \)\(\overrightarrow {PN} \) ngược hướng và PM = 4PN. Suy ra \(\overrightarrow {PM} = - 4\overrightarrow {PN} \). Do đó B sai.

+) Ta có hai vectơ \(\overrightarrow {PN} \)\(\overrightarrow {MN} \) cùng hướng và \(PN = \frac{1}{5}MN\). Suy ra \(\overrightarrow {PN} = \frac{1}{5}\overrightarrow {MN} \). Do đó D sai.


Bắt đầu thi ngay