Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 1. Không gian mẫu và biến cố (Nhận biết) có đáp án
-
296 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Một hoạt động mà ta không thể biết trước được kết quả của nó thì được gọi là:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
⦁ Tập hợp tất cả các kết quả có thể có của phép thử ngẫu nhiên được gọi là không gian mẫu. Do đó phương án A sai.
⦁ Phép thử ngẫu nhiên (gọi tắt là phép thử) là một hoạt động mà ta không thể biết trước được kết quả của nó. Do đó phương án B, C đúng.
Vậy ta chọn phương án D.
Câu 2:
Biến cố là:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
⦁ Phép thử ngẫu nhiên (gọi tắt là phép thử) là một hoạt động mà ta không thể biết trước được kết quả của nó. Do đó phương án A sai.
⦁ Mỗi tập con của không gian mẫu được gọi là một biến cố. Do đó phương án B đúng.
⦁ Tập hợp tất cả các kết quả có thể có của phép thử ngẫu nhiên được gọi là không gian mẫu. Do đó phương án C sai.
⦁ Một kết quả thuộc biến cố được gọi là kết quả làm cho biến cố xảy ra, hoặc kết quả thuận lợi cho biến cố đó. Do đó phương án D sai.
Vậy ta chọn phương án B.
Câu 3:
Biến cố không thể là:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Biến cố không thể là biến cố không bao giờ xảy ra.
Do đó ta chọn phương án A.
Câu 4:
Kí hiệu nào sau đây là kí hiệu của biến cố chắc chắn?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
⦁ Ω là kí hiệu của không gian mẫu.
⦁ ∅ là kí hiệu của biến cố không thể.
⦁ Kí hiệu của biến cố là các chữ cái in hoa. Ví dụ: A, M, H,...
Vậy ta chọn phương án A.
Câu 5:
Hoạt động nào sau đây không phải là phép thử?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Các hoạt động ở các phương án B, C, D đều là phép thử vì ta không thể đoán trước được kết quả của hoạt động đó mặc dù biết được tất cả các kết quả có thể xảy ra.
Hoạt động ở phương án A không phải là phép thử vì ta có thể đoán trước được kết quả của hoạt động đó là: 2 + 5 + 3 = 10 (chiếc bút bi).
Vậy ta chọn phương án A.
Câu 6:
Bạn Hoa dự định chọn ngẫu nhiên một trong các loại hoa: hoa hồng, hoa bách hợp, hoa cẩm chướng, hoa cúc để trồng trong vườn. Không gian mẫu của phép thử trên là:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Khi chọn ngẫu nhiên một trong các loại hoa: hoa hồng, hoa bách hợp, hoa cẩm chướng, hoa cúc, ta có không gian mẫu là:
Ω = {hoa hồng, hoa bách hợp, hoa cẩm chướng, hoa cúc}.
Vậy ta chọn phương án B.
Câu 7:
Bạn Minh muốn nuôi một trong bốn con vật sau: mèo, chó, chim, cá. Bạn Minh đã chọn ngẫu nhiên một con vật. Sự kiện nào sau đây không phải là một biến cố của phép thử trên?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Mỗi tập con của không gian mẫu được gọi là một biến cố.
Không gian mẫu của phép thử trên là: Ω = {mèo, chó, chim, cá}.
Ta thấy các tập hợp H, I, K đều là tập con của tập hợp Ω và tập hợp J không phải là tập con của tập hợp Ω do có phần tử thỏ không thuộc không gian mẫu Ω = {mèo, chó, chim, cá}.
Do đó phương án A, B, D đúng, phương án C sai.
Vậy ta chọn phương án C.