Chủ nhật, 12/01/2025
IMG-LOGO

Đề thi Học kì 2 Toán 9 chọn lọc, có đáp án (Đề 15)

  • 4526 lượt thi

  • 4 câu hỏi

  • 90 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho hàm số y = 2x2 có đồ thị (P).

a) Nêu điều kiện của x để hàm số đồng biến, nghịch biến.

b) Vẽ đồ thị (P).

Xem đáp án

a) Vì 2 > 0 nên hàm số đồng biến khi x > 0 và nghịch biến khi x < 0.

b) Bảng giá trị.

x

−1

-12 

0

12

1

y = 2x2

2

12

0

12

2

 

Trên mặt phẳng tọa độ lấy các điểm: A(−1; 2); B12;12; O(0; 0), C12;12; D(1; 2).

Cho hàm số y = 2x^2 có đồ thị (P). a) Nêu điều kiện của x để hàm số đồng biến, nghịch biến. b) Vẽ đồ thị (P). (ảnh 1)

Câu 2:

Cho phương trình x2 + 4x + m + 1 = 0 (1), với m là tham số.

a) Xác định các hệ số a, b, b’, c của phương trình (1).

b) Giải phương trình (1) khi m = −6.

c) Với giá trị nào của m thì phương trình (1) có nghiệm.

d) Tìm m để phương trình (1) có hai nghiệm x1, x2 thỏa mãn x12 + x22 = 10.

Xem đáp án

a) Phương trình x2 + 4x + m + 1 = 0 có:

a = 1, b = 4, c = m + 1, b’ = b2= 2.

b) Thay m = −6 vào phương trình (1), ta được phương trình: x2 + 4x – 5 = 0

Û x2 – x + 5x – 5 = 0

Û x(x – 1) + 5(x – 1) = 0

Û (x – 1)(x + 5) = 0

Û x1=0x+5=0

Û x=1x=5

Vậy tập nghiệm phương trình (1) là S = {1; −5}.

c) x2 + 4x + m + 1 = 0

∆ = b2 – 4ac = 42 – 4.1.(m + 1)

= 16 – 4m – 4 = 12 – 4m

Để phương trình (1) có nghiệm thì ∆ ≥ 0 Û 12 – 4m ≥ 0

Û 4m ≤ 12 Û m ≤ 3.

Vậy với m ≤ 3 thì phương trình (1) có nghiệm.

d) Theo định lý Vi-et, ta có:

S = x1 + x2ba= −4;

P = x1x2 = ca= m + 1.

Ta có: x12 + x22 = 10

Û (x1 + x2)2 – 2x1x2 = 10

Û (−4)2 – 2.(m + 1) = 10

Û 2(m + 1) = 6

Û m + 1 = 3 Û m = 2.

Vậy để phương trình (1) có hai nghiệm thỏa mãn yêu cầu bài toán thì m = 2.


Câu 3:

Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp đường tròn (O), AB < AC. Các đường cao AD và BK cắt nhau tại H (D Î BC, K Î AC).

a) Chứng minh tứ giác CDHK nội tiếp được đường tròn.

b) Đường thẳng AD cắt đường tròn (O) tại E. Chứng minh  CBE^=CAE^.

c) Chứng minh BC là tia phân giác của  HBE^.

Xem đáp án
Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp đường tròn (O), AB < AC. Các đường cao AD và BK cắt nhau tại H  (ảnh 1)

Ta có:  CDH^= 90° (AD ^ BC, H Î AD)

 CKH^= 90° (BK ^ AC, H Î BK)

Suy ra CKH^+CDH^ = 180°

Vậy tứ giác CDHK nội tiếp.

b) Ta có ∆ABC nội tiếp đường tròn tâm O nên A, B, C Î (O).

AD cắt đường tròn (O) tại E suy ra E Î (O).

Do đó tứ giác ABEC nội tiếp.

Vậy CBE^=CAE^ (hai góc cùng chắn cung CE).

c) Xét ∆ADC và ∆BKC, có:

 ACB^ chung

 BKC^=ADC^=90°

Do đó ∆ADC  ∆BKC (g.g)

Suy ra  CBK^=CAD^ (hai góc tương ứng)

Mà  CBE^=CAE^ (cmt) nên  CBE^=CBH^ 

Do đó BC là tia phân giác của  HBE^.


Câu 4:

Tính diện tích xung quanh của một hình trụ có bán kính đường tròn đáy 6cm, chiều cao 5 cm.

Xem đáp án

Diện tích xung quanh của một hình trụ là:

2p.5.6 = 60p (cm2)

Vậy diện tích xung quanh của hình trụ là 60p cm2.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương