Chủ nhật, 12/01/2025
IMG-LOGO

Đề thi Học kì 2 Toán 9 chọn lọc, có đáp án (Đề 13)

  • 4527 lượt thi

  • 18 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

 Hệ phương trình  4x4y=22x+2y=1 có số nghiệm là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Hệ phương trình  4x4y=22x+2y=1

Ta thấy42=42=21 .

Vậy hệ phương trình trên có vô số nghiệm.


Câu 2:

Hàm số y = -23 x2 đồng biến khi

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Ta có -23  < 0 nên hàm số đồng biến khi x < 0.


Câu 3:

Cho hàm số y = kx2 (k ≠ 0). Xác định hệ số k, biết đồ thị hàm số đi qua điểm A(−2; 2).

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ta có hàm số y = kx2 đi qua điểm A(−2;2) nên

(−2)2.k = 2 Û 4k = 2 Û k = 12 .


Câu 4:

Biệt thức ∆ (đenta) của phương trình 3x2 – x – 2 = 0 bằng

Xem đáp án

Ta có phương trình 3x2 – x – 2 = 0 với a = 3, b = −1, c = −2.

Khi đó: ∆ = b2 – 4ac = (−1)2 – 4.3.(−2)

= 1 + 12 . 2 = 25.


Câu 5:

Phương trình ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0) có a – b + c = 0 thì phương trình có hai nghiệm là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Phương trình ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0) có a – b + c = 0 thì phương trình có hai nghiệm là

−1 và -ca .


Câu 6:

Phương trình 4x2 + 2x – 5 = 0 có tổng của hai nghiệm bằng

 

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

 Phương trình 4x2 + 2x – 5 = 0 (a = 4, b = 2, c = −5)
Ta có ∆ = b2 – 4ac = 22 – 4.4.(−5) = 84 > 0

Vậy phương trình có hai nghiệm phân biệt là:

x1 = b+Δ2a = 2+842.4 = 1+214 ;

x2 =b-Δ2a = 2-842.4 =1+214 .

Tổng hai nghiệm của phương trình là:

1+214+1214=14+14 = 12 .

Vậy tổng 2 nghiệm của phương trình là 12 .


Câu 7:

Nếu u + v = −8 và uv = 12 thì hai số u và v là hai nghiệm của phương trình

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Ta có u + v =ba = −8  nênba = 8;

uv =ca=12

Do đó phương trình X2 + 8X + 12 = 0 là đáp án đúng.


Câu 8:

Cho phương trình x4 + 7x2 + 10 = 0. Đặt t = x2 (t ≥ 0) thì ta được phương trình mới là

Xem đáp án

Đáp án dúng là: B

Ta có phương trình x4 + 7x2 + 10 = 0.

Đặt t = x2 (t ≥ 0) thì ta được phương trình mới là: t2 + 7t + 10 = 0.


Câu 9:

Trên đường tròn (O), lấy ba điểm A, B, C sao cho điểm C nằm trên cung lớn AB, biết số đo cung nhỏ AB bằng 72° thì ACB^  bằng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Trên đường tròn (O), lấy ba điểm A, B, C sao cho điểm C nằm trên cung lớn AB, biết số đo cung nhỏ AB bằng 72° thì ACB  bằng A. 36°. B. 72°. C. 144°. D. 90°. (ảnh 1)

Ta có ACB^ là góc nội tiếp chắn cung AB nên ACB^=12.72o=36o .


Câu 10:

Một góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung có số đo bằng 30° thì số đo cung bị chắn bằng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung có số đo bằng nửa số đo cung bị chắn.

Do đó số đo cung bị chắn bằng 60°.


Câu 11:

Tứ giác nào sau đây nội tiếp được đường tròn?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Tứ giác nào sau đây nội tiếp được đường tròn? A. Hình bình hành. B. Hình thoi. C. Hình thang. D. Hình vuông. (ảnh 1)

Hình vuông có 4 góc vuông nên tổng số đo hai góc đối nhau trong hình vuông là 180°.

Do đó hình vuông nội tiếp đường tròn.


Câu 12:

Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn và = 110° thì  bằng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn và  = 110° thì   bằng A. 110°. B. 70°. C. 250°. D. 90°. (ảnh 1)

Vì tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn nên BAD^+BCD^=180°

110°+BCD^=180°

BCD^=180°110°

 Û BCD^  = 70°.


Câu 13:

Độ dài đường tròn (O; 5 cm) bằng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Độ dài đường tròn (O; 5 cm) là

2p.5 = 10p (cm).

Vậy độ dài đường tròn (O; 5 cm) bằng 10p cm.


Câu 14:

Độ dài cung 80° của một đường tròn có bán kính 9 cm bằng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Trên đường tròn bán kính R, độ dài l của một cung tròn n° được tính theo công thức

l =πRn180 =π.9.80180 = 4p (cm).

Vậy độ dài cung 80° của một đường tròn có bán kính 9 cm bằng 4p cm.


Câu 15:

Một hình trụ có chiều cao h = 6 cm, bán kính đáy r = 3 cm, khi đó diện tích xung quanh của hình trụ bằng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Diện tích xung quanh của hình trụ là:

2p.3.6 = 36p (cm2).

Vậy diện tích xung quanh của hình trụ là 36p cm2.


Câu 16:

a) Giải hệ phương trình: 2xy=73x+y=3

b) Giải phương trình: (x – 2)(x2 – 4x + 3) = 0.

Xem đáp án

a)2xy=73x+y=3

Û 5x=102xy=7

Û x=22.2y=7

Û x=2y=3

Vậy nghiệm của hệ phương trình là (2; −3).

b) (x – 2)(x2 – 4x + 3) = 0

Ûx2=0x24x+3=0

x2=0(x1)(x3)=0x=2x1=0x3=0x=2x=1x=3

Vậy tập nghiệm của phương trình đã cho là: S = {2; 1; 3}.


Câu 17:

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho parabol (P): y =32 x2 và đường thẳng (d): y = mx + 4.

a) Vẽ đồ thị (P).

b) Tìm tất cả các giá trị của m để (d) cắt (P) tại hai điểm phân biệt có hoành độ x1, x2 thỏa mãn x12 + x22 – x1x2 = 24.

Xem đáp án

a) Vẽ (P).

Bảng giá trị:

x

−2

−1

0

1

2

y = 32 x2

6

32

0

32

6

Trên mặt phẳng tọa độ lấy các điểm A(−2; 6); B1;32; O(0; 0); C1;32 ; D(2; 6).

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho parabol (P): y =3/2 x2 và đường thẳng (d): y = mx + 4. a) Vẽ đồ thị (P). b) Tìm tất cả các giá trị của m để (d) cắt (P)  tại hai điểm phân biệt có hoành độ x1, x2 thỏa mãn x12 + x22 – x1x2 = 24. (ảnh 1)

b) Phương trình hoành độ giao điểm của (P) và (d): 32 x2 = mx + 4

Û 3x2 – 2mx – 8 = 0 (a = 3, b = −2m, c= −8)

Theo định lý Vi-et, ta có:

S=x1+x2=ba=2m3P=x1x2=ca=83

Ta có: x12 + x22 – x1x2 = 24

Û (x1 + x2)2 – 3x1x2 = 24

Û 2m32  − 3.83 = 24

Û 49 m2 = 16

Û m2 = 36

Û m = 6 hay m = −6

Vậy để (d) cắt (P) tại hai điểm phân biệt có hoành độ x1, x2 thỏa mãn yêu cầu bài toán thì m = 6; m = −6.


Câu 18:

Cho đường tròn tâm O đường kính AB, vẽ dây CD vuông góc với AB tại H (H nằm giữa O và B). Trên tia CD lấy điểm E nằm ngoài đường tròn, EB cắt đường tròn tại F (F khác B), AF cắt CD tại K.

a) Chứng minh tứ giác BFKH nội tiếp.

b) Chứng minh AB.BH = EB.BF

c) Cho biết AB = 6 cm, AF = 5 cm. Tính diện tích hình quạt tròn BOF ứng với cung nhỏ BF của đường tròn (O) (kết quả làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất).

Xem đáp án
Cho đường tròn tâm O đường kính AB, vẽ dây CD vuông góc với AB tại H (H nằm giữa O và B). Trên tia CD lấy điểm E nằm ngoài đường tròn, EB cắt đường tròn tại F (F khác B), AF cắt CD tại K. a) Chứng minh tứ giác BFKH nội tiếp. b) Chứng minh AB.BH = EB.BF c) Cho biết AB = 6 cm, AF = 5 cm. Tính diện tích hình quạt tròn BOF ứng với cung nhỏ BF của đường tròn (O) (kết quả làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất). (ảnh 1)

a) Ta có BHK^ = 90° (AB vuông góc với CD tại H)

BFK^= 90° (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)

Suy ra BHK^ + BFK^ = 180°

Do đó tứ giác BFKH nội tiếp.

b) Xét ∆ABF và ∆EBH có:

 AFB^= BHE^ = 90° (cmt)

ABE^ chung

Do đó ∆ABF  ∆EBH (g.g)

Suy ra  ABEB=BFBH(các góc tương ứng).

Do đó AB.BH = EB.BF (đpcm)

c) Xét ∆AFB vuông tại F, có: cosA^ AFAB  Þ A^ ≈ 33°33’

Suy ra số đo cung nhỏ BF ≈ 67°7’

Diện tích hình quạt là:

S = πR2n360 =π.32.67°7'360 ≈ 5,3 (cm2).

Vậy diện tích hình quạt tròn BOF ứng với cung nhỏ BF của đường tròn (O) (kết quả làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất) là 5,3 cm2.

 

Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương