Thứ bảy, 27/04/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Toán Trắc nghiệm Chuyên đề Toán 9 Chuyên đề 2: Tổng quan về đường tròn có đáp án

Trắc nghiệm Chuyên đề Toán 9 Chuyên đề 2: Tổng quan về đường tròn có đáp án

Dạng 2: Chứng minh các điểm cùng thuộc một đường tròn có đáp án

  • 856 lượt thi

  • 5 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Chứng minh các định lý sau:

a) Tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông là trung điểm cạnh huyền.

Xem đáp án

a) Giả sử tam giác ABC vuông tại A. Gọi O là trung điểm của BC.

Suy ra OA=12BC=OB=OC (tính chất trung tuyến ứng với cạnh huyền của tam giác vuông).

Do đó, điểm O cách đều ba đỉnh A,B,C hay O chính là tâm đường tròn ngoại tiếp.

Vậy tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông là trung điểm của cạnh huyền.


Câu 2:

b) Nếu một tam giác có một cạnh là đường kính của đường tròn ngoại tiếp thì tam giác đó là tam giác vuông.

Xem đáp án

b) Giả sử đường tròn O đường kính BC ngoại tiếp tam giác.

Ta có: OA=OB=OC (vì cùng là bán kính) OA=OB=OC=12BC.

OA là đường trung tuyến ứng với cạnh BC nên ABC vuông tại A.

Nhận xét

Nếu các tam giác vuông có chung cạnh huyền thì các đỉnh góc vuông của các tam giác vuông đó cùng thuộc một đường tròn có tâm là trung điểm của cạnh huyền chung đó.


Câu 3:

Cho tam giác ABC vuông tại A, điểm D thuộc cạnh AB, điểm E thuộc cạnh AC. Gọi M, N,P,Q lần lượt là trung điểm của DE,DC,BC,BE. Chứng minh rằng bốn điểm M,N,P,Q cùng thuộc một đường tròn.

Xem đáp án

Media VietJack

Ta có: MN//ECMN=12EC (vì MN là đường trung bình của DEC).

Ta có: PQ//ECPQ=12EC (vì MN là đường trung bình của BEC).

Suy ra: MN//PQMN=PQMNPQ là hình bình hành.                   (1)

Mặt khác QM//BD (do MQ là đường trung bình của BDE) và

QMN^=BAC^=90° (góc có cạnh tương ứng song song).   (2)

Từ (1) và (2) suy ra MNPQ là hình chữ nhật. Các tam giác vuông QMN và QPN có chung cạnh huyền QN nên bốn điểm M,N,P,Q cùng thuộc một đường tròn đường kính QN.


Câu 4:

Cho hình thoi ABCD. Đường trung trực của cạnh AB cắt BD tại E và cắt AC tại F. Chứng minh E,F lần lượt là tâm của đường tròn ngoại tiếp các tam giác ABC và ABD.

Xem đáp án

Media VietJack

Gọi O=ACBD. Vì ABCD là hình thoi nên O là trung điểm của AC và BDAC tại O.

BD là đường trung trực của đoạn AC.

EF là đường trung trực của AB (theo giả thiết) và EFBD=E. Suy ra E là tâm đường tròn ngoại tiếp ABC.

Chứng minh tương tự, ta cũng có F là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABD.


Câu 5:

Cho đường tròn O đường kính AB. Vẽ đường tròn I đường kính OA. Bán kính OC của đường tròn I cắt đường tròn I tại O. Vẽ CHAB. Chứng minh tứ giác ACDH là hình thang cân.

Xem đáp án

Media VietJack

Xét ADO và CHO có: ADO^=CHO^=90° (giả thiết).

                                    AOD^ chung.

                                    OA=OC (bán kính đường tròn O).

ΔADO=ΔCHO (cạnh huyền – góc nhọn) OH=OD (hai cạnh tương ứng).

OHOA=ODOCDH//AC (định lí Ta-lét đảo) ACDH là hình thang.      (1)

OAC^=OCA^ (do AOC cân tại O).                                          (2)

Từ (1) và (2) suy ra ACDH là hình thang cân.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương