Trắc nghiệm Chuyên đề toán 9 Chuyên đề 5: Các bài toán thực tế giải bằng cách lập phương trình và hệ phương trình có đáp án
Bài tập tổng hợp chuyên đề 5 có đáp án
-
2172 lượt thi
-
35 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Một ô tô đi từ Hải Dương đến Hạ Long với quãng đường dài 100km. Đến Hạ Long nghỉ lại 8h20 phút rồi quay lại Hải Dương hết tổng cộng 12h. Biết vận tốc lúc về lớn hơn lúc đi 10km/h. Tính vận tốc lúc đi của ô tô.
(Đề thi vào 10 tỉnh Hải Dương năm học 2018-2019)
Đáp số: 50km/h.
Câu 2:
Một người dự định đi xe máy từ tỉnh A đến tỉnh B cách nhau 90 km trong một thời gian đã định. Sau khi đi được 1 giờ người đó nghỉ 9 phút. Do đó, để đến tỉnh B đúng hẹn, người ấy phải tăng vận tốc thêm 4 km/h. Tính vận tốc lúc đầu của người đó.
(Đề thi vào 10 tỉnh Bình Dương năm học 2018-2019)
Gọi x (km/h) là vận tốc đi lúc đầu \[\left( {x > 0} \right).\] Khi đó vận tốc đi lúc sau là \[x + 4\] (km/h).
\(\frac{{90}}{x}\) là thời gian đi dư đinh, \(\frac{{90 - x}}{{x + 4}}\) là thời gian đi lúc tăng tốc.
Ta thiết lập được phương trình: \(1 + \frac{9}{{60}} + \frac{{90 - x}}{{x + 4}} = \frac{{90}}{x}\)
Giải phương trình trên ta được nghiệm \[{x_1} = 36,{\rm{ }}{x_2} = - \frac{{200}}{3}\]
Đối chiếu với điều kiện, suy ra vận tốc ban đầu của người đó là 36km/h.
Câu 3:
Một đội công nhân được giao làm 1200 sản phẩm trong thời gian nhất định. Sau khi làm 5 ngày với năng suất dự kiến, đội đã tăng năng suất mỗi ngày thêm 10 sản phẩm. Do đó, đội đã hoàn thành công việc được giao sớm 5 ngày. Hỏi theo kế hoạch đội phải hoàn thành công việc trong bao nhiêu ngày?
(KSCL Phòng GD Thanh Trì-Hà Nội năm học 2017-2018)Gọi năng suất dự kiến của đội công nhân là x (sản phẩm/ ngày). Điều kiện: \(x \in {\mathbb{N}^*}\)
Thời gian dự kiến hoàn thành là \(\frac{{1200}}{x}\) (ngày).
Số sản phầm còn lại sau 5 ngày là: \[1200 - 5x\] (sản phẩm).
Năng suất sau khi tăng là: \[x + 10\] (sản phẩm/ ngày).
Thời gian làm số sản phẩm còn lại là \(\frac{{1200 - 5x}}{{x + 10}}\) (ngày).
Vì đội đã hoàn thành công việc được giao sớm hơn 5 ngày nên ta có phương trình:
\(\frac{{1200}}{x} - \left( {5 + \frac{{1200 - 5x}}{{x + 10}}} \right) = 5\)
Giải phương trình được hai nghiệm \[x = 40\] và \[x = - 60.\]
Vì \(x \in {\mathbb{N}^*}\)nên \[x = 40.\] Vậy thời gian dự kiến là: \[1200:40 = 30\] ngày.
Câu 4:
Một ô tô dự định đi từ A đến B trong khoảng thời gian nhất định. Biết rằng, nếu vận tốc giảm đi 10 km/h thì ô tô đến B chậm hơn 96 phút so với dự định. Nếu vận tốc tăng thêm 20 km/h thì ô tô đến sớm hơn dự định 2 giờ. Tính độ dài quãng đường AB.
(Thi thử THPT Sơn Tây-Hà Nội năm học 2018-2019)
Đổi 96 phút\[ = \frac{8}{5}\] (h).
Lập bảng:
|
Vận tốc (km/h) |
Thời gian (h) |
Quãng đường (km) |
Dự định |
\[x\left( {x > 10} \right)\] |
\[y\left( {y > 2} \right)\] |
xy |
Lần 1 |
\[x - 10\] |
\(y + \frac{8}{5}\) |
\[\left( {x - 10} \right)\left( {y + \frac{8}{5}} \right)\] |
Lần 2 |
\[x + 20\] |
\(y - 2\) |
\[\left( {x + 20} \right)\left( {y - 2} \right)\] |
Từ đó suy ra hệ phương trình:
\(\left\{ \begin{array}{l}\left( {x - 10} \right)\left( {y + \frac{8}{5}} \right) = xy\\\left( {x + 20} \right)\left( {y - 2} \right) = xy\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 60\\y = 8\end{array} \right.\) (thỏa mãn)
Câu 5:
Để hoàn thành một công việc theo dự định, cần một số công nhân làm trong một số ngày nhất định. Nếu bớt đi 2 công nhân thì phải mất thêm 3 ngày mới có thể hoàn thành công việc. Nếu tăng thêm 5 công nhân thì công việc hoàn thành sớm hơn 4 ngày. Hỏi theo dự định, cần bao nhiêu công nhân và làm bao nhiêu ngày?
(KSCL THCS Mạc Đĩnh Chi-Hà Nội năm học 2017-2018)
Gọi số công nhân theo dự định để hoàn thành công việc là x (người).
Điều kiện: \[x \in \mathbb{N},{\rm{ }}x > 2.\]
Số ngày dự định hoàn thành công việc là y (ngày). Điều kiện: \[y \in \mathbb{N},{\rm{ }}y > 4.\]
Theo dự định, để hoàn thành công việc cần số công nhân là xy.
Vì nếu bớt đi 2 công nhân thì phải mất thêm 3 ngày mới hoàn thành công việc nên ta có phương trình: \[\left( {x - 2} \right)\left( {y + 3} \right) = xy\] (1)
Vì nếu tăng thêm 5 công nhân thì công việc hoàn thành sớm hơn 4 ngày nên ta có phương trình: \[\left( {x + 5} \right)\left( {y - 4} \right) = xy.\] (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:
\(\left\{ \begin{array}{l}\left( {x - 2} \right)\left( {y + 3} \right) = xy\\\left( {x + 5} \right)\left( {y - 4} \right) = xy{\rm{ }}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}3x - 2y = 6\\ - 4x + 5y = 20\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 10\\y = 12\end{array} \right.\) (thỏa mãn)
Vậy theo dự định cần 10 công nhân và làm trong 12 ngày thì hoàn thành công việc.
Câu 6:
Một người đi xe máy từ thành phố A đến thành phố B với một vận tốc dự định trước. Hai thành phố cách nhau 150 km. Sau khi đi được quãng đường thì người đó tăng vận tốc thêm 10 km/h trên toàn bộ quãng đường còn lại. Tính vận tốc dự định ban đâu và thời gian di chuyển của người đó, biết rằng người đó đến B sớm hơn dự định 36 phút.
(Thi thử THPT Phan Huy Chú-Hà Nội năm 2018)
Đổi 36 phút\[ = \frac{3}{5}\] (h).
Gọi x (km/h) là vận tốc dự định của người đó. Điều kiện: \[x > 0.\]
Thời gian người đó dự định đi hết quãng đường là \(\frac{{150}}{x}\) (h).
Thời gian người đó đi \(\frac{1}{5}\) quãng đường là \(\frac{{30}}{x}\) (h).
Thời gian người đó đi quãng đường còn lại là \(\frac{{120}}{{x + 10}}\) (h).
Theo bài ra ta có phương trình: \(\frac{{30}}{x} + \frac{{120}}{{x + 10}} + \frac{3}{5} = \frac{{150}}{x}\)
Giải phương trình ta được \[x = 40\] km/h.
Thời gian di chuyển là: \(t = \frac{{30}}{{40}} + \frac{{120}}{{50}} = \frac{{63}}{{20}}\) (h).
Vây vận tốc dự định của người đó là 40km/h và thời gian di chuyển là \(\frac{{63}}{{20}}\) (h).
Câu 7:
Một ô tô dự định đi từ A đến B trong một khoảng thời gian đã định. Nếu xe chạy với vận tốc 35 km/h thì đến B chậm mất 2 giờ. Nếu xe chạy với vận tốc 50 km/h thì đến B sớm hơn 1 giờ. Tính quãng đường AB và thời gian dự định đi lúc ban đầu.
(Thi thử THPT Thăng Long-Hà Nội năm 2018)Gọi x (giờ) là thời gian dự định đi lúc ban đầu. Điều kiện: \[x > 0.\]
Theo đề bài ta có phương trình: \[35\left( {x + 2} \right) = 50\left( {x - 1} \right) \Leftrightarrow x = 8\] (thỏa mãn).
Vậy thời gian dự định đi lúc đầu là 8 giờ.
Quãng đường AB là \[35\left( {8 + 2} \right) = 350\] km.
Câu 8:
Quãng đường AB dài 156km. Một người đi xe máy từ A, một người đi xe đạp từ B. Hai xe xuất phát cùng một lúc và sau 3 giờ gặp nhau. Biết rằng vận tốc của người đi xe máy nhanh hơn vận tốc của người đi xe đạp là 28km/h. Tính vận tốc của mỗi xe?
(Đề thi vào 10 tỉnh Nghệ An năm học 2012-2013)
Gọi vận tốc của xe đạp là x (km/h), điều kiện: \[x > 0.\]
Khi đó vận tốc của xe máy là \[x + 28\] (km/h).
Trong 3 giờ:
+ Xe đạp đi được quãng đường 3x (km).
+ Xe máy đi được quãng đường \[3\left( {x + 28} \right)\] (km).
Theo bài ra ta có phương trình: \[3x + 3\left( {x + 28} \right) = 156.\]
Giải phương trình trên ta được \[x = 12\] (thỏa mãn).
Vậy vận tốc của xe đạp là 12km/h, vận tốc của xe máy là 40km/h.
Câu 9:
Trên quãng đường AB, một xe máy đi từ A đến B cùng lúc đó một xe ôtô đi từ B đến A, sau 4 giờ hai xe gặp nhau và tiếp tục đi thì xe ôtô đến A sớm hơn xe máy đến B là 6 giờ. Tính thời gian mỗi xe đi hết quãng đường AB.
(Đề thi vào 10 tỉnh Tiền Gỉang năm học 2014-2015)Gọi x (h) là thời gian xe máy đi hết quãng đường AB. Điều kiện: \[x > 6.\]
y (h) là thời gian ôtô đi hết quãng đường AB. Điều kiện: \[y > 4.\]
Trong 1 giờ:
+ Xe máy đi được \(\frac{1}{x}\) (quãng đường).
+ ô tô đi được \(\frac{1}{y}\) (quãng đường).
+ Hai xe đi được: \(\frac{1}{x} + \frac{1}{y} = \frac{1}{4}\) (1)
Mà thời gian xe ô tô về đến A sớm hơn xe máy về đến B là 6 giờ nên: \[x - y = 6\] (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:
\[\left\{ \begin{array}{l}\frac{1}{x} + \frac{1}{y} = \frac{1}{4}\\x - y = 6\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\frac{1}{x} + \frac{1}{{x - 6}} = \frac{1}{4}\\y = x - 6\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x^2} - 14x + 24 = 0\\y = x - 6\end{array} \right.\]
Giải hệ phương trình trên được: \[x = 12\] (thỏa mãn); hoặc \[x = 2\] (loại).
Với \[x = 12,\] tìm được \[y = 6.\] Do đó, nghiệm của hệ là \[\left( {12;6} \right).\]
Vậy thời gian xe máy đi hết quãng đường AB là 12 giờ, ôtô đi hết quãng đường AB là 6 giờ
Câu 10:
Hai người cùng làm chung môt công viêc trong giờ thì xong. Nếu mỗi người làm một mình thì người thứ nhất hoàn thành công việc trong thời gian ít hơn người thứ hai là 2 giờ. Hỏi nếu làm một mình thì mỗi người phải làm trong bao nhiêu thời gian để xong công việc?
(Đề thi vào 10 TP Hà Nội năm học 2012-2013)
Gọi x (giờ) là thời gian người thứ nhất làm xong công việc \[\left( {x > 0} \right).\]
Thời gian mà người thứ hai làm riêng xong công việc là \[x + 2\] (giờ).
Trong 1 giờ:
+ Người thứ nhất làm được \(\frac{1}{x}\) (công việc).
+ Người thứ hai làm được \(\frac{1}{{x + 2}}\) (công việc).
+ Cả hai người làm được \(1:\frac{{12}}{5} = \frac{5}{{12}}\) (công việc).
Ta có phương trình: \(\frac{1}{x} + \frac{1}{{x + 2}} = \frac{5}{{12}} \Leftrightarrow x = 4\)
Vậy thời gian người thứ nhất làm xong công việc là 4 giờ, thời gian người thứ hai làm xong công việc là 6 giờ.Câu 11:
Một canô chạy trên sông trong 7 giờ, xuôi dòng 108km và ngược dòng 63km. Một lần khác, canô cũng chạy trong 7 giờ, xuôi dòng 81 km và ngược dòng 84km. Tính vận tốc dòng nước chảy và vận tốc thật của canô (vận tốc thật của canô không thay đổi).
Vận tốc thật của cano là x (km/h), vận tốc dòng nước chảy là y (km/h). Điều kiện: \[x > y > 0.\]
Ta có bảng:
|
|
Vận tốc |
Thời gian |
Quãng đường |
Lần đầu |
Xuôi dòng |
\(x + y\) |
\(\frac{{108}}{{x + y}}\) |
108 |
Ngược dòng |
\(x - y\) |
\(\frac{{63}}{{x - y}}\) |
63 |
|
Lần sau |
Xuôi dòng |
\(x + y\) |
\(\frac{{81}}{{x + y}}\) |
81 |
Ngược dòng |
\(x - y\) |
\(\frac{{84}}{{x - y}}\) |
84 |
Suy ra hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}\frac{{108}}{{x + y}} + \frac{{63}}{{x - y}} = 7\\\frac{{81}}{{x + y}} + \frac{{84}}{{x - y}} = 7\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 24\\y = 3\end{array} \right.\) (thỏa mãn)
Câu 12:
Hai địa điểm A và B cách nhau 200km. Cùng một lúc một xe máy đi từ A và một ôtô đi từ B. Xe máy và ôtô gặp nhau tại điểm C cách A là 120km. Nếu xe máy khởi hành sau ôtô 1 giờ thì sẽ gặp nhau ở điểm D cách C là 24km. Tính vận tốc của ôtô và xe máy.
Vận tốc thật của xe máy là x (km/h), vận tốc của ôtô là y (km/h). Điều kiện: \(x > y > 0\)
Ta có bảng:
|
|
Vận tốc |
Thời gian |
Quãng đường |
Lần đầu |
Xe máy |
x |
\(\frac{{120}}{x}\) |
120 |
Ôtô |
y |
\(\frac{{80}}{y}\) |
\[200 - 120 = 80\] |
|
Lần sau |
Xe máy |
x |
\(\frac{{144}}{x}\) |
144 |
Ôtô |
y |
\(\frac{{56}}{y}\) |
\[200 - 144 = 56\] |
Ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}\frac{{120}}{x} - \frac{{80}}{y} = 0\\\frac{{144}}{x} - \frac{{56}}{y} = 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 60\\y = 40\end{array} \right.\) (thỏa mãn)
Câu 13:
Một ca nô chạy trên sông trong 8 giờ, xuôi dòng 81 km và ngược dòng 105km. Một lần khác cũng trên dòng sông đó, ca nô này chạy trong 4 giờ, xuôi dòng 54km và ngược dòng 42km. Hãy tính vận tốc khi xuôi dòng và vận tốc khi ngược dòng của ca nô, biết vận tốc dòng nước và vận tốc riêng của ca nô không đổi.
Vận tốc thật của cano là x (km/h), vận tốc dòng nước chảy là y (km/h). Điều kiện: \[x > y > 0.\]
Ta có bảng:
|
|
Vận tốc |
Thời gian |
Quãng đường |
Lần đầu |
Xuôi dòng |
\(x + y\) |
\(\frac{{81}}{{x + y}}\) |
81 |
Ngược dòng |
\(x - y\) |
\(\frac{{105}}{{x - y}}\) |
105 |
|
Lần sau |
Xuôi dòng |
\(x + y\) |
\(\frac{{54}}{{x + y}}\) |
54 |
Ngược dòng |
\(x - y\) |
\(\frac{{42}}{{x - y}}\) |
42 |
Suy ra hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}\frac{{81}}{{x + y}} + \frac{{105}}{{x - y}} = 8\\\frac{{54}}{{x + y}} + \frac{{42}}{{x - y}} = 4\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 24\\y = 3\end{array} \right.\) (thỏa mãn).
Câu 14:
Tìm kích thước của hình chữ nhật có đường chéo dài 5m và chu vi là 14m.
Gọi chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật là x, y (m). Điều kiện: \[x > y > 0.\]
Ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}{x^2} + {y^2} = 25\\2\left( {x + y} \right) = 14\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 4\\y = 3\end{array} \right.\)
Câu 15:
Một hình chữ nhật có chu vi là 70m, nếu giảm chiều rộng đi 3m và tăng chiều dài 5m thì diện tích như cũ. Hãy tìm chiều rộng và chiều dài của hình chữ nhật đó.
Gọi chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật là x, y (m). Điều kiện: \[x > y > 0.\]
Ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}2\left( {x + y} \right) = 70\\\left( {x + 5} \right)\left( {y - 3} \right) = xy\end{array} \right.\)
Giải hệ phương trình ta được: \[x = 20,{\rm{ }}y = 15.\]
Câu 16:
Một tổ sản xuất theo kế hoạch, mỗi ngày phải sản xuất 50 sản phẩm. Nhưng khi thực hiện tổ đã sản xuất được 57 sản phẩm một ngày. Do đó đã hoàn thành trước kế hoạch 1 ngày và còn vượt mức 13 sản phẩm. Hỏi theo kế hoạch tổ sản xuất bao nhiêu sản phẩm?
Gọi x (sản phẩm) là số sản phẩm mà tổ sản xuất theo kế hoạch \(\left( {x \in {\mathbb{N}^*}} \right)\)
Số ngày mà tổ sản xuất theo kế hoạch là: \(\frac{x}{{50}}\) (ngày).
Số sản phẩm thực tế tổ sản xuất được là: \[x + 13\] (sản phẩm).
Số ngày mà tổ sản xuất theo thực tế là \(\frac{{x + 13}}{{57}}\)
Ta có phương trình: \[\frac{x}{{50}} - \frac{{x + 13}}{{57}} = 1 \Leftrightarrow x = 500\] (thỏa mãn).
Vậy theo kế hoạch tổ sản xuất 500 sản phẩm.
Câu 17:
Trong tháng đầu hai tổ công nhân sản xuất được 800 chi tiết máy. Sang tháng thứ hai, tổ I sản xuất vượt mức 15%, tổ II sản xuất vượt mức 20%. Do đó cuối tháng cả hai tổ sản xuất được 945 chi tiết máy. Hỏi trong tháng đầu mỗi tổ công nhân sản xuất được bao nhiêu chi tiết máy?
Gọi x là số chi tiết máy của tổ I sản xuất trong tháng đầu. Điều kiện: \[0 < x < 800,{\rm{ }}x \in \mathbb{N}.\]
Số chi tiết máy của tổ II sản xuất trong tháng đầu là: \[800 - x\] (chi tiết).
Số chi tiết máy tổ I vượt mức ở tháng thứ hai là: \[\frac{{15}}{{100}}x\] (chi tiết).
Số chi tiết máy tổ II vượt mức ở tháng thứ hai là: \[\frac{{20}}{{100}}\left( {800 - x} \right)\] (chi tiết).
Số chi tiết máy cả hai tổ vượt mức trong tháng thứ hai là: \[945 - 800 = 145\] (chi tiết).
Ta có phương trình: \[\frac{{15}}{{100}}x + \frac{{20}}{{100}}\left( {800 - x} \right) = 145 \Leftrightarrow x = 300\] (thỏa mãn).
Vậy trong tháng đầu tổ I sản xuất được 300 chi tiết máy, tổ II sản xuất được 500 chi tiết máy.
Câu 18:
Nếu hai vòi nước cùng chảy vào một bể thì sau 1 giờ 20 phút đầy bể. Nếu mở vòi thứ nhất chảy trong 10 phút và vòi thứ hai chảy trong 12 phút thì được bể. Hỏi nếu mỗi vòi chảy một mình thì sau bao lâu đầy bể?
Đổi 1 giờ 20 phút \[ = \] 80 phút.
Gọi x (phút) là thời gian vòi I chảy một mình đầy bể.
Gọi y (phút) là thời gian vòi II chảy một mình đầy bể.
Điều kiện: \[x,y > 80.\]
Trong 1 phút:
+ Vòi I chảy được \(\frac{1}{x}\) (bể).
+ Vòi II chảy được \(\frac{1}{y}\) (bể).
+ Cả hai vòi chảy được \(\frac{1}{{80}}\) (bể).
Ta có phương trình: \(\frac{1}{x} + \frac{1}{y} = \frac{1}{{80}}\) (1)
Trong 10 phút vòi I chảy được \(\frac{{10}}{x}\) (bể).
Trong 12 phút vòi II chảy được \(\frac{{12}}{y}\) (bể).
Ta có phương trình: \(\frac{{10}}{x} + \frac{{12}}{y} = \frac{2}{{15}}\) (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}\frac{1}{x} + \frac{1}{y} = \frac{1}{{80}}\\\frac{{10}}{x} + \frac{{12}}{y} = \frac{2}{{15}}\end{array} \right.\)
Đặt ẩn phụ \(\left\{ \begin{array}{l}u = \frac{1}{x}\\v = \frac{1}{y}\end{array} \right.,\) ta được \(\left\{ \begin{array}{l}u + v = \frac{1}{{80}}\\10u + 12v = \frac{2}{{15}}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}u = \frac{1}{{120}}\\v = \frac{1}{{240}}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 120\\y = 240\end{array} \right.\)
Vậy vòi I chảy một mình thì sau 120 phút đầy bể. Vòi II chảy một mình thì sau 240 phút đầy bể.
Câu 19:
Theo kế hoạch, một người công nhân phải hoàn thành 84 sản phẩm trong một thời gian nhất định. Do cải tiến kĩ thuật, nên thực tế mỗi giờ người đó đã làm được nhiều hơn 2 sản phẩm so với số sản phẩm phải làm trong một giờ theo kế hoạch. Vì vậy, người đó hoàn thành công việc sớm hơn dự định 1 giờ. Hỏi theo kế hoạch, mỗi giờ người cồng nhân phải làm bao nhiêu sản phẩm?
(Đề thi vào 10 tỉnh Quảng Ninh năm học 2015-2016)
Gọi x là số sản phẩm mỗi giờ mà người công nhân phải hoàn thành theo kế hoạch. Điều kiện: \[x \in {\mathbb{N}^*},x < 84.\]
Số sản phẩm mỗi giờ mà người công nhân phải hoàn thành theo thực tế là \[x + 2.\]
Thời gian mà công nhân hoàn thành theo kế hoạch \(\frac{{84}}{x}\) (h).
Thời gian mà công nhân hoàn thành theo thực tế \(\frac{{84}}{{x + 2}}\) (h).
Người công nhân đó hoàn thành công việc sớm hơn định 1 giờ nên ta có phương trình
\(\frac{{84}}{x} - \frac{{84}}{{x + 2}} = 1\)
Vậy theo kế hoạch mỗi giờ người công nhân phải làm 12 sản phẩm.
Câu 20:
Nhà bạn Dũng được ông bà nội cho một mảnh đất hình chữ nhật. Khi bạn Nam đến nhà bạn Dũng chơi, Dũng đố Nam tìm ra kích thước của mảnh đất khi biết: Mảnh đất có chiều dài gấp 4 lần chiều rộng và nếu giảm chiều rộng đi 2m, tăng chiều dài lên gấp đôi thì diện tích mảnh đất đó sẽ tăng thêm 20m2 Các em hãy giúp bạn Nam tìm ra chiều dài và chiều rộng của mảnh đất nhà bạn Dũng đó.
(Đề thi vào 10 tỉnh Bắc Giang năm học 2015-2016)Gọi chiều rộng của mảnh đất là x (m). Điều kiện: \[x > 0.\]
Khi đó chiều dài của mảnh đất là 4x (m).
Diện tích mảnh đất nhà bạn Dũng là \[4{x^2}\left( {{m^2}} \right).\]
Diện tích mảnh đất sau khi giảm chiều rộng 2m và tăng chiều dài lên gấp đôi là:
\[8x\left( {x - 2} \right)\left( {{m^2}} \right).\]
Theo bài ra ta có phương trình: \[8x\left( {x - 2} \right) - 4{x^2} = 20.\]
Giải phương trình ta được \[x = 5\] và \[x = - 1.\]
Đối chiếu với điều kiện ta được \[x = 5.\]
Vậy chiều rộng mảnh đất là 5m và chiều dài mảnh đất là 20m.
Câu 21:
Hai vòi cùng chảy vào một cái bể không có nước thì sau 5 giờ 50 phút sẽ đầy bể. Nếu để hai vòi cùng chảy trong 5 giờ rồi khóa vòi thứ nhất lại thì vòi thứ hai phải chảy trong 2 giờ nữa mới đầy bể. Nếu để mỗi vòi chảy một mình thì trong bao lâu sẽ đầy bể?
Đôi: 5 giờ 50 phút\[ = \frac{{35}}{6}\] giờ.
Goi x, y (giờ) là thời gian vòi I và vòi II chảy môt mình đầy bể. Điều kiện: \[0 < x,y < \frac{{24}}{5}\]
Theo bài ra, ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}\frac{1}{x} + \frac{1}{y} = \frac{6}{{35}}\\5\left( {\frac{1}{x} + \frac{1}{y}} \right) + \frac{2}{y} = 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 10\\y = 14\end{array} \right.\)
Vậy vòi I chảy một mình trong 10 giờ đầy bể, vòi II chảy một mình trong 14 giờ đầy bể.
Câu 22:
Một khu vườn hình chữ nhật có chu vi 200m. Người ta làm một lối đi xung quanh vườn (thuộc hình chữ nhật đó) rộng 2m. Biết diện tích còn lại là 2016m2 Tính chiều dài và chiều rộng của khu vườn.
Gọi x, y (m) lần lượt là chiều dài và chiều rộng của khu vườn hình chữ nhật. Điều kiện: \[x > y > 4.\]
Theo bài ra, ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}x + y = 100\\\left( {x - 4} \right)\left( {y - 4} \right) = 2016\end{array} \right.\)
Giải hệ phương trình ta được hai nghiệm \[x = 60\] và \[y = 40\] (thỏa mãn).
Vậy khu vườn có chiều dài 80m và chiều rộng 60m.
Câu 23:
Tìm hai số biết tổng bằng 19 và tổng các bình phương của chúng bằng 185.
Gọi số thứ nhất là x. Điều kiện: \[0 < x < 19.\]
Ta có số thứ hai là \[19 - x.\]
Vì tổng các bình phương của chúng bằng 185 do đó ta có phương trình:
\[{x^2} + {\left( {19 - x} \right)^2} = 185 \Leftrightarrow {x^2} - 19x + 88 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 11\\x = 8\end{array} \right.\] (thỏa mãn).
Vậy hai số phải tìm là 11 và 8.
Câu 24:
Tìm số có hai chữ số biết rằng phân số có tử số là số đó, mẫu số là tích của hai chữ số của nó có phân số tối giản là và hiệu của số cần tìm với số có cùng các chữ số với nó nhưng viết theo thứ tự ngược lại bằng 27.
Gọi số cần tìm là \(\overline {xy} \) với \[x,y \in \mathbb{Z};{\rm{ }}1 \le x,y \le 9\]
Theo giả thiết ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}\frac{{10x + y}}{{xy}} = \frac{{16}}{9}\\10x + y - \left( {10y + x} \right) = 27\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x - y = 3\\90x + 9y = 16xy\end{array} \right.\)
Giải hệ ta có \[{x_1} = 9\] (thỏa mãn) và \({x_2} = \frac{3}{{16}}\) (loại). Suy ra \(y = 6\)
Vậy số cần tìm là 96.
Câu 25:
Dân số của một thành phố hiện nay là 408 040 người, hàng năm dân số tăng 1 %. Hỏi hai năm trước đây, dân số thành phố là bao nhiêu?
Sau năm thứ nhất, dân số của thành phố là: \[x + x.1\% = 1,01x.\]
Sau năm thứ hai, dân số của thành phố là: \[1,01x + 1,01x.1\% = x.1,{01^2}.\]
Mà sau hai năm, số dân của thành phố là 408 040 người nên ta có:
\[x.1,{01^2} = 408040 \Leftrightarrow x = 400000\] (người).
Vậy dân số hai năm trước đây của thành phố là 400000 người.
Câu 26:
Dân số hiện nay của một xã là 10 000 người. Người ta dự đoán sau hai nảm nữa dân số xã đó là 10 404 người.
Gọi x (%) là số dân tăng trung bình mỗi năm. Điều kiện: \[x > 0.\]
Sau một năm, số dân của xã đó là:
\[10000 + 10000.x\% = 10000\left( {1 + x\% } \right)\] (người).
Sau hai năm, số dân của xã đó là:
\[10000\left( {1 + x\% } \right) + 10000\left( {1 + x\% } \right){\rm{ }}x\% = 10000{\left( {1 + x\% } \right)^2}\] (người).
Theo bài ra, ta có phương trình:
\[10000{\left( {1 + x\% } \right)^2} = 10404 \Leftrightarrow x\% = \frac{{10404}}{{10000}} - 1 = 0,02 \Leftrightarrow x = 2\] .
Vậy dân số xã đó hàng năm tăng 2%.
Câu 27:
Với mức tăng đó, sau 10 năm dân số xã đó là bao nhiêu?
Với mức tăng đó, sau 10 năm dân số xã đó là:
\[10000{\left( {1 + 2\% } \right)^{10}} = 12190\] (người) (tương tự công thức tính lãi suất kép).
Câu 28:
Một vật là hợp kim đồng và kẽm có khối lượng là 124 gam và có thể tích là 15cm3 Tính xem trong đó có bao nhiêu gam đồng và bao nhiêu gam kẽm, biết rằng cứ 89 gam đồng thì có thể tích là 10cm3 và 7 gam kẽm thì có thể tích là 1cm3
Gọi số gam đồng và kẽm có trong hợp kim lần lượt là x và y (gam). Điều kiện \(0 < x,y < 124\)
Với 1 gam đồng có thể tích là \[\frac{{10}}{{89}}\left( {c{m^3}} \right)\] nên x gam đồng có thể tích \[\frac{{10x}}{{89}}\left( {c{m^3}} \right)\]
Với 1 gam kẽm có thể tích là \[\frac{1}{7}\left( {c{m^3}} \right)\] nên y gam kẽm có thể tích là \[\frac{y}{7}\left( {c{m^3}} \right)\]
Theo đề bài ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}x + y = 150\\\frac{{10x}}{{89}}{\rm{ + }}\frac{y}{7} = 15\end{array} \right.\)
Giải hệ phương trình ta được: \[x = 89,{\rm{ }}y = 35\] (thỏa mãn điều kiện).
Vậy trong hợp kim có 89 gam đồng và 35 gam kẽm.
Câu 29:
Biết rằng 200 gam một dung dịch chứa 50 gam muối. Hỏi phải pha bao thêm bao nhiêu gam nước vào dung dịch đó để được một dung dịch chứa 20% muối?
Gọi x (gam) là lượng nước cần pha thêm vào dung dịch đã cho. Điều kiện: \[x > 0.\]
Khi đó lượng dung dịch nước là \[200 + x.\]
Nồng độ dung dịch là \(\frac{{50}}{{200 + x}}\)
Theo bài ra, ta có phương trình: \(\frac{{50}}{{200 + x}} = \frac{1}{5} \Leftrightarrow 250 = 200 + x \Leftrightarrow x = 50\)(thỏa mãn)
Vậy cần pha thêm 50 gam nước.
Câu 30:
Anh Minh đến siêu thị để mua một chiếc quạt và một cái nồi cơm điện với tổng số tiền theo giá niêm yết là 1250 ngàn đồng. Tuy nhiên, thực tế khi trả tiền, nhờ siêu thị khuyến mãi để tri ân khách hàng nên giá của quạt và nòi cơm đã lần lượt giảm bớt 15% và 10% so với giá niêm yết. Do đó, anh Minh đã trả ít hơn 150 ngàn đồng khi mua hai sản phẩm trên. Hỏi số tiền chênh lệch giữa giá bán niêm yết với giá bán thực tế của từng loại sản phẩm mà anh Minh đã mua là bao nhiêu?
Gọi số tiền mua một chiếc quạt với giá niêm yết là x (ngàn đồng), số tiền mua một cái nồi cơm điện với giá niêm yết là y (ngàn đồng). Điều kiện:
Tổng số tiền mua bàn ủi và quạt điện theo giá niêm yết là 1250 ngàn đồng nên ta có phương trình: \[x + y = 1250\] (ngàn đồng). (1)
Số tiền thực tế để mua một chiếc quạt là: \[\frac{{85}}{{100}}x = \frac{{17}}{{20}}x\] (ngàn đồng).
Số tiền thực tế để mua một cái nòi cơm điện là: \[\frac{{90}}{{100}}y = \frac{9}{{10}}y\] (ngàn đồng).
Theo bài ra ta có phương trình: \[\frac{{17}}{{20}}x + \frac{9}{{10}}y = 1100.\] (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: \[\left\{ \begin{array}{l}x + y = 1250\\\frac{{17}}{{20}}x + \frac{9}{{10}}y = 1100\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 500\\y = 750\end{array} \right.\]
Số tiền thực tế mua một chiếc quạt là: \[\frac{{17}}{{20}}.500 = 425\] (ngàn đồng).
Số tiền thực tế mua một cái nồi cơm điện là: \[\frac{9}{{10}}.750 = 675\] (ngàn đồng).
Vậy số tiền chênh lệch giữa giá bán niêm yết và giá bán thực tế của một chiếc quạt là:
\[500 - 425 = 75\] (ngàn đồng).
Vậy số tiền chênh lệch giữa giá bán niêm yên và giá bán thực tế của một cái nồi cơm điện là:
\[750 - 675 = 75\] (ngàn đồng).
Câu 31:
Bác Hiếu đầu tư 99 triệu đồng vào một công ty theo thể thức lãi kép với lãi suất 8,25% một năm. Hỏi sau 5 năm mới rút tiền lãi thì bác Hiếu thu được bao nhiêu tiền lãi? (giả sử rằng lãi suất hàng năm không đổi).
Áp dụng công thức lãi kép, số tiền thu được (cả vốn lẫn lãi) là:
\[T = A{\left( {1 + r} \right)^n}\] với tiền gửi: \[A = 99\] triệu đồng, lãi suất \[r = 0,0825,{\rm{ }}n = 5\] kỳ.
Ta được: \[T = 147,155\] triệu đồng.
Số tiền lãi bằng: \[T - A = 48,155\] triệu đồng.
Câu 32:
Bác Bình đầu tư 15 triệu đồng vào một công ty theo thể thức lãi kép với lãi suất 10,99% một nảm. Hỏi sau 3 năm rút tiền lãi thì bác Bình thu được bao nhiêu tiền lãi (giả sử rằng lãi suất hàng năm không đổi).
Áp dụng công thức lãi kép, số tiền thu được (cả vốn lẫn lãi) là:
\[T = A{\left( {1 + r} \right)^n}\]với tiền gửi: \[A = 15\] triệu đồng, lãi suất \[r = 0,1099,{\rm{ }}n = 3\] kỳ.
Ta được: \[T = 20,509\] triệu đồng.
Số tiền lãi bằng: \[T - A = 5,509\] triệu đồng.
Câu 33:
Bác An đầu tư 67 triệu đồng vào một công ty theo thể thức lãi kép với lãi suất 5,99% mỗi quý. Hỏi sau 2 năm rút tiền lãi thì bác An thu được bao nhiêu tiền lãi? (giả sử rằng lãi suất hàng quý không đổi).
Áp dụng công thức lãi kép, số tiền thu được (cả vốn lẫn lãi) là:
\[T = A{\left( {1 + r} \right)^n}\]với tiền gửi: \[A = 67\] triệu đồng, lãi suất \[r = 0,0599,{\rm{ }}n = 2\] năm\[ = 2.4 = 8\] kỳ (vì 1 năm có 4 quý).
Ta được: \[T = 106,707\] triệu đồng.
Số tiền lãi bằng: \[T - A = 39,707\] triệu đồng.
Câu 34:
Anh A muốn có 500 triệu sau 10 năm nữa để mua một mảnh đất. Anh B là bạn thân của anh A có một cửa hàng chuyên bán điện thoại Iphone và muốn anh A cùng góp vốn đầu tư, anh B tự tin và chắc chắn với anh A rằng mức lợi nhuận thu được từ cửa hàng này sẽ là 12%/năm và lợi nhuận hàng năm thu được từ cửa hàng lại tiếp tục sử dụng để tái đầu tư. Hỏi ngay từ bây giờ số tiền anh A cần phải đầu tư vào là bao nhiêu?
Gọi A là số tiền ban đầu anh ta cần đầu tư vào, \[T = 500\] triệu là số tiền thu được sau 10 năm.
Khi đó ta có \[T = A{\left( {1 + 0,12} \right)^{10}}.\] Do đó \[A = \frac{{500}}{{1,{{12}^{10}}}} \approx 161\] triệu đồng.
Câu 35:
Hiện tại bạn sinh viên A đang có một khoản tiền, sau 1 năm nữa sau khi ra trường bạn A mới cần dùng đến số tiền đó để mua xe. Hiện tại ngân hàng Vietinbank đang có các loại hình gửi tiết kiệm như sau:
+) Kỳ hạn 1 tháng, lãi suất 12% một năm.
+) Kỳ hạn 3 tháng, lãi suất 12% một năm.
+) Kỳ hạn 6 tháng, lãi suất 12% một năm.
+) Kỳ hạn 12 tháng, lãi suất 12% một năm.
Hỏi bạn A nên gửi tiền theo hình thức nào?
Trường hợp 1: Kỳ hạn 1 tháng, lãi suất 12% một năm:
Lãi suất 1 tháng là: \[12\% :12 = 1\% /\] tháng.
Số tiền cả gốc lẫn lãi thu được sau 1 năm (12 tháng) là: \[{T_1} = A{\left( {1 + 0,01} \right)^{12}} = A.1,1268.\]
Trường hợp 2: Kỳ hạn 3 tháng, lãi suất 12% một năm:
Lãi suất một kì (3 tháng) là: \[12\% :4 = 3\% /\] kì.
Số tiền cả gốc lẫn lãi thu được sau 1 năm (4 kì) là: \[{T_2} = A{\left( {1 + 0,03} \right)^4} = A.1,1255.\]
Trường hợp 3: Kỳ hạn 6 tháng, lãi suất 12% một năm:
Lãi suất 1 kì (6 tháng) là: \[12\% :2 = 6\% /\] kì.
Số tiền cả gốc lẫn lãi thu được sau 1 năm (2 kì) là: \[{T_3} = A{\left( {1 + 0,06} \right)^2} = A.1,236.\]
Trường hợp 4: Kỳ hạn 12 tháng, lãi suất 12% một năm
Số tiền cả gốc lẫn lãi thu được sau 1 năm (1 kì) là: \[{T_4} = A{\left( {1 + 0,12} \right)^1} = A.1,12.\]
Vậy bạn A nên chọn phương án gửi theo kì hạn 1 tháng để có số tiền lớn nhất.