IMG-LOGO

Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Toán 9 ( Mới nhất)_ đề 7

  • 3299 lượt thi

  • 4 câu hỏi

  • 90 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho các biểu thức:

A=x+1x+3B=xx2x+2xx2 với x ≥ 0, x ≠ 4

a) Tính giá trị của biểu thức A khi x = 49.

b) Rút gọn biểu thức B.              

c) Tìm x để biểu thức P = A.B ≤ 1x+3

Xem đáp án

a) Với x = 49 ta có:

A=x+1x+3=49+149+3=7+17+3=810=45.

b) Ta có:

B=xx2x+2xx2

=xx2x+2x22x+x2

=xx2x+2x(x2)+(x2)


=x+xx2(x2)(x+1)

 

=x2(x2)(x+1)=1x+1.

c) P = A.B = x+1x+3.1x+1=1x+3

Ta có P ≤ 1x+3 Û 1x+31x+3.

x+3 và x + 3 đều lớn hơn 0 ( do x ≥ 0) nên bất đẳng thức trên trở thành.

xx0x(x1)0

xx0x(x1)0

x0 dẫn đến x10x1x1.

Kết hợp với điều kiện đề bài thì 0 ≤ x ≤ 1 thỏa mãn biểu thức.


Câu 2:

Quãng đường AB dài 400 km, một ô tô đi từ A đến B với vận tốc không đổi. Khi từ B trở về A, ô tô tăng vận tốc thêm 10 km/h. Biết thời gian ô tô đi từ B vể A ít hơn thời gian đi từ A đến B là 2 giờ. Tính vận tốc ô tô lúc đi từ A đến B.

Xem đáp án

Gọi x (km/h) là vận tốc của ô tô khi đi từ A đến B (x > 0).

Suy ra vận tốc xe đi từ B về A là x + 10 (km/h)

Thời gian ô tô đi từ A đến B là: 400x (h)

Thời gian ô tô đi từ B về A là: 400x+10 (h)

Thời gian ô tô đi từ B vể A ít hơn thời gian đi từ A đến B là 2 giờ nên ta có phương trình:

400x400x+10=2

400(x+10)x(x+10)400xx(x+10)=2x(x+10)x(x+10)

400x+4000400x=2x2+20x

2x2+20x4000=0

Tính ∆ = b2 – 4ac. Phương trình có các hệ số là a = 2; b = 20; c = −4 000.

∆ = 202 – 4.2.(−4 000) = 400 + 32 000 = 32 400 > 0

Do ∆ > 0, áp dụng công thức nghiệm, phương trình có hai nghiệm phân biệt:

x1 = 20+324002.2=40(thỏa mãn) ; x2 = 20324002.2=50(không thỏa mãn).

Vậy vận tốc của ô tô đi từ A đến B là 40 km/h


Câu 3:

1) Giải hệ phương trình sau: {32x7+4y+6=722x73y+6=1

2) Cho Parabol (P): y = x2 và đường thẳng (d): y = (m + 4)x – 4m

a) Tìm m để đường thẳng (d) cắt (P) tại 2 điểm phân biệt.

b) Tìm tọa độ giao điểm của (d) và (P) khi m = −2.

 

Xem đáp án

1) Điều kiện xác định: {2x70y+60{x72y6

Đặt u = 12x7 (u ≠ 0) và v = 1x+6(v ≠ 0)

Hệ phương trình trở thành {3u+4v=72u3v=1

Û {3.1+3v2+4v=7u=1+3v2 Û {3+9v+8v=14u=1+3v2 

Û {17v=17u=1+3v2 Û {v=1u=1 (thỏa mãn)

u = 12x7= 1 Û 2x – 7 = 1 Û x = 4 (thỏa mãn)

v = 1x+6 = 1 Û x + 6 = 1 Û y = −5 (thỏa mãn)

Vậy hệ phương trình có cặp nghiệm là (4; −5).

2)

a) Phương trình hoành độ giao điểm của (P) và (d) là:

x2 = (m + 4)x – 4m

Û x2 – (m + 4)x + 4m = 0 (1)

Ta có: ∆ = [– (m + 4)]2 – 4.1.4m = m2 + 8m + 16 – 16m

= m2 – 8m + 16 = (m – 4)2.

Để đường thẳng (d) cắt (P) tại 2 điểm phân biệt thì phương trình (1) có 2 nghiệm phân biệt. Do đó ∆ = (m – 4)2 > 0 (2)

Mà (m – 4)2 ≥ 0 với mọi giá trị của m nên (2) Û (m – 4)2 ≠ 0 Û m ≠ 4.

Vậy để đường thẳng (d) cắt (P) tại 2 điểm phân biệt thì m ≠ 4.

b) Khi m = −2 ta có (d): y = (−2 + 4)x – 4.(−2) = 2x + 8

Phương trình hoành độ giao điểm của (P) và (d) là:

x2 = 2x + 8

Û x2 – 2x – 8 = 0

Û x2 + 2x – 4x – 8 = 0

Û x( x + 2) – 4(x + 2) = 0

Û (x – 4)(x + 2) = 0

Û[x=4x=2

• Với x = 4 thì y = 2x + 8 = 2.4 + 8 = 16.

Do đó, ta có tọa độ giao điểm của (P) và (d) là A(4; 16).

• Với x = –2 thì y = 2x + 8 = 2.(–2) + 8 = 4.

Do đó, ta có tọa độ giao điểm của (P) và (d) là B(−2; 4).

Vậy hai đồ thị hàm số trên có 2 giao điểm là A(4; 16) và B(−2; 4).


Câu 4:

Cho đường tròn (O; R) và dây AB cố định không đi qua tâm. Trên tia đối của tia AB lấy điểm C (C khác A). Từ C kẻ 2 tiếp tuyến CM và CN với đường tròn (O) (M và N là các tiếp điểm; tia CO nằm giữa hai tia CM và CA). Gọi D là trung điểm AB.

a) Chứng minh tứ giác CMOD nội tiếp.

b) Chứng minh: CN2 = CA.CB

c) ND cắt (O) tại I. Chứng minh: MI // ABư

d) Gọi E là giao điểm của MN và AB. Chứng minh 2CE=1CA+1CB.

Xem đáp án

Cho đường tròn (O; R) và dây AB cố định không đi qua tâm. Trên tia đối của tia AB lấy điểm C (C khác A). Từ C kẻ 2 tiếp tuyến CM và CN với đường tròn (O) (M và N là các tiếp điểm; tia CO nằm giữa hai tia CM và CA). Gọi D là trung điểm AB. a) Chứng minh tứ giác CMOD nội tiếp. b) Chứng minh: CN2 = CA.CB c) ND cắt (O) tại I. Chứng minh: MI // AB (ảnh 1)

a) Ta có D là trung điểm của AB nên OD AB (đường kính đi qua trung điểm của dây thì vuông góc với dây).

Ta có: ODC^= 90° (OD AB)

OMC^= 90° (MC là tiếp tuyến của (O))

Xét tứ giác ABOC có ODC^+OMC^= 90° + 90° = 180°

Suy ra tứ giác CMOD nội tiếp.

b) Xét ∆CAN và ∆CNB có:

NCB^ là góc chung

NBA^=ANC^ (góc nội tiếp và góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cùng chắn cung AN).

Suy ra ∆CAN đồng dạng ∆CNB (g.g)

Từ đó suy ra CACN=CNCBCN2=CA.CB (điều phải chứng minh)

c) Ta có: 

NIM^=NMC^ (góc nội tiếp và góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cùng chắn cung NM)

NDC^=NMC^(tứ giác CMOD nội tiếp)

Suy ra NIM^=NDC^ suy ra BC // IM.

d) Gọi H là giao điểm của MN và OC.

Ta có OM = ON = R.

CN = CM (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau).

Suy ra OC là trung trực của MN suy ra OC MN.

Xét ∆CEH và ∆COD có:

DCO^ là góc chung

EHC^=ODC^= 90° (OD AB và MN OC)

Suy ra ∆CEH đồng dạng ∆COD (g.g)

Từ đó suy ra CECO=CHCDCE.CD=CH.CO (1)

Xét tam giác ONC vuông tại N đường cao NH ta có:

NC2 = OH.OC

Mà NC2 = CA.CB (chứng minh trên)

Suy ra OH.OC = CA.CB (2)

Từ (1) và (2) ta được

CE.CD = CA.CB

Mà CB + CA = 2CA + AB = 2CA + 2DA

= 2(CA + DA) = 2CD

CD=12(CA+CB)

Thay vào trên ta được

2CE=CA+CBCA.CB

 

2CE=1CA+1CB (điều phải chứng minh)


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương