IMG-LOGO

Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Toán 9 ( Mới nhất)_ đề 15

  • 3300 lượt thi

  • 18 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Hệ phương trình xy=2ax+y=6 có nghiệm (x; y) = (2; 0) khi giá trị của a là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Thay x = 2; y = 0 vào phương trình ax + y = 6, ta được:

a.2 + 0 = 6 Û a = 3


Câu 3:

Trong các hàm số sau, hàm số nào đồng biến khi x < 0?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Hàm số y = ax2 đồng biến khi x < 0 và a < 0.

Do đó hàm số y = −x2 khi x < 0 và a = −1 < 0 thì hàm số đồng biến.


Câu 4:

Với giá trị nào của a thì đồ thị hàm số y = ax2 đi qua điểm có tọa độ (2; 4)?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Thay giá trị của điểm có tọa độ (2; 4) vào đồ thị hàm số y = ax2, ta được:

4 = a.22 Û a = 1.


Câu 5:

Trong các phương trình dưới đây, phương trình nào không phải là phương trình bậc hai một ẩn?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Phương trình bậc hai một ẩn là phương trình có dạng ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0)

Đáp án D có a = 0 nên không phải phương trình bậc hai một ẩn.


Câu 6:

Phương trình x2 + 3x + 2 = 0 có nghiệm là:


Câu 7:

Với giá trị nào của m thì phương trình x2 + mx + 9 = 0 có nghiệm kép:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ta có: Δ = m2 – 4.1.9 = m2 – 36

Để phương trình có nghiệm kép thì Δ = 0 hay m2 – 36 = 0

Û (m – 6)(m + 6) = 0

m=6m=6

Vậy m = 6 hoặc m = −6 thì phương trình đã cho có nghiệm kép.


Câu 8:

Cho (O; 4cm) và (O’; 3cm) có OO’ = 7cm. Vị trí tương đối của chúng là:
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Ta có: R1 + R2 = 3 + 4 = 7 = OO’.

Vậy hai đường tròn này tiếp xúc ngoài.


Câu 9:

Cho hình vuông ABCD nội tiếp đường tròn (O). Số đo cung AB nhỏ là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Do hình vuông ABCD nội tiếp đường tròn (O).

Nên O là giao điểm của 2 đường chéo AC và BD.

Ta cũng có AC BD do ABCD là hình vuông.

Suy ra AOB^= 90°.

Số đo cung AB nhỏ = AOB^= 90°.


Câu 10:

Tam giác ABC nội tiếp đường tròn đường kính BC biết AB = 3cm, AC = 4cm.

So sánh các cung nhỏ, ta được:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ta có BC là đường kính suy ra BAC^=90o(góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)

Xét ∆ABC vuông tại A, áp dụng định lý Pytago

BC2 = AB2 + AC2 = 32 + 42 = 9 + 16 = 25 = 52.

Suy ra BC = 5cm.

Khi đó BC > AC > AB (5 cm > 4 cm > 3 cm).

Do đó BC>AC>AB.


Câu 11:

Mệnh đề nào sau đây là sai?

Trong một đường tròn thì:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Mệnh đề đúng là:

Góc nội tiếp có số đo bằng nửa số đo của góc ở tâm “cùng chắn một cung”.


Câu 12:

Lấy A, B thuộc đường tròn (O) sao cho góc AOB bằng 80°. Số đo của góc nhọn tạo bởi tiếp tuyến tại A và dây AB của (O) là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Số đo của góc nhọn tạo bởi tiếp tuyến tại A và dây AB của (O) bằng:

12 sd=12AOB^=12.80o=40o.


Câu 13:

Hai dây AB và CD của đường tròn (O) cắt nhau tại I, biết số đo các cung nhỏ AD và cung BC lần lượt là 40° và 60°. Số đo của góc BIC là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ta có góc BIC là góc có đỉnh nằm trong đường tròn nên ta có:

BIC^=12(sđBC + sđAD=12(40°+60°)=50°


Câu 14:

Cho hai tiếp tuyến tại A và B của đường tròn (O) cắt nhau tại M, biết AMB^ = 60°. Số đo cung AB nhỏ và số đo cung AB lớn lần lượt là:

Xem đáp án
Cho hai tiếp tuyến tại A và B của đường tròn (O) cắt nhau tại M (ảnh 1)

Số đo cung AB lớn = 360° – số đo

cung AB nhỏ = 360° – 120° = 240°.


Câu 15:

Trong các tứ giác sau, tứ giác nào không nội tiếp được một đường tròn?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Hình vuông và hình chữ nhật đều có tổng hai góc đối bằng 90° + 90° = 180° nên nội tiếp đường tròn

Hình thang cân ta có góc đáy trên cộng góc đáy dưới bằng 180° ( trong cùng phía)

Mà hai góc ở đáy bằng nhau nên ta cũng có tổng hai góc đối bằng 180°


Câu 16:

a) Giải hệ phương trình: x+2y=5x+2y=1

b) Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình: Một hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 5m, chu vi bằng 50m. Tính các kích thước của hình chữ nhật đó.

Xem đáp án

a) 

x+2y=5x+2y=1x+2y+(x+2y)=5+(1)x+2y(x+2y)=5(1)4y=42x=6x=3y=1

Vậy hệ phương trình có cặp nghiệm là (3; 1)

b) Gọi x (m) và y (m) lần lượt là chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật

(25 > x > y > 0).

Ta có nữa chu vi của hình chữ nhật là: x + y =  (1)

Vì chiều dài hơn chiều rộng 5m ta có: x – y = 5 (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:

x+y=25xy=5x+y+(xy)=25+5x+y(xy)=2552x=302y=20

x=15y=10 (thỏa mãn)

Vậy hình chữ nhật đã cho có chiều dài là 15 m và chiều rộng 10 m.


Câu 17:

a) Vẽ đồ thị hai hàm số y = x2 và y = − x + 2 trên cùng mặt phẳng tọa độ.

b) Tìm tọa độ giao điểm của hai đồ thị đó bằng phép tính.

Xem đáp án

) Vẽ y = x2

Bảng giá trị:

x

−2

−1

0

1

2

y = x2

4

1

0

1

4

Vẽ y = −x + 2 có a = −1 b = 2.

Hàm số qua 2 điểm (0; b) = (0; 2) và ba;0= (2; 0).

 
 
Media VietJack

b) Phương trình hoành độ giao điểm của của hai đồ thị là:

x2 = –x + 2

Û x2 + x – 2 = 0

Û x2 + 2x – x – 2 = 0

Û x( x + 2) – (x + 2) = 0

Û (x – 1)(x + 2) = 0

Ûx=1x=2

Với x = 1 thì y = –x + 2 = –1 + 2 = 1.

Do đó, ta có tọa độ giao điểm của (P) và (d) là A(1; 1).

Với x = –2 thì y = –x + 2 = – (–2) + 2 = 4.

Do đó, ta có tọa độ giao điểm của (P) và (d) là B(−2; 4).

Vậy hai đồ thị hàm số trên có hai giao điểm là A(1; 1) và B(−2; 4).


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương