Bài tập Diện tích đa giác (có lời giải chi tiết)
-
670 lượt thi
-
4 câu hỏi
-
5 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Thực hiện các phép đo cần thiết (chính xác đến mm) để tính diện tích ABCDE (h.152).
Đa giác ABCDE được chia thành tam giác ABC, hai tam giác vuông AHE, DKC và hình thang vuông HKDE.
Thực hiện phép đo chính xác đến mm ta được:
BG = 19mm, AC = 48mm, AH = 8mm, HK = 18mm
KC = 22mm, EH = 16mm, KD = 23mm
Nên:
Do đó
Vậy
Câu 2:
Một con đường cắt một đám đất hình chữ nhật với các dữ liệu được cho trên hình 153. Hãy tính diện tích phần con đường EBGF (EF//BG) và diện tích phần còn lại của đám đất.
Con đường hình bình hành EBGF có diện tích
SEBGF = 50.120 = 6000 m2
Đám đất hình chữ nhật ABCD có diện tích
SABCD = 150.120 = 18000 m2
Diện tích phần còn lại của đám đất:
S = SABCD - SEBGF = 18000 – 6000 = 12000 m2
Câu 3:
Thực hiện các phép vẽ và đo cần thiết để tính diện tích một đám đất có dạng như hình 154, trong đó AB // CE và được vẽ với tỉ lệ 1 : 5000.
Chia đám đất ABCDE thành hình thang ABCE và tam giác ECD.
Kẻ các đường cao CH và DK.
Thực hiện các phép đo chính xác đến mm ta được:
AB = 30mm, CE = 26mm, CH = 13mm, DK = 7mm
Vì bản đồ được vẽ với tỉ lệ xích nên diện tích đám đất là:
S = 455.5000 = 2275000 mm2 = 2,275 m2.
Câu 4:
Tính diện tích thực của một hồ nước có sơ đồ là phần gạch sọc trên hình 155 (cạnh của mỗi ô vuông là 1cm, tỉ lệ 1/10000)
Diện tích hình chữ nhật JKMN là: 8.6 = 48 (cm2)
Diện tích tam giác vuông JAB là: JA.JB/2 = 2.2/2 = 2 (cm2).
Diện tích tam giác vuông AKI là: AK.KI/2 = 2 (cm2).
Diện tích tam giác vuông HLG là: HL.LG/2 = 1,5 (cm2).
Diện tích hình thang vuông GLMF là:
Diện tích hình thang vuông CDEN là:
Vậy diện tích của hồ nước trên bản đồ là:
SABCDEFGHI = SJKML – SAJB – SAKI – SHLG – SGLMF – SCDEN
= 48 – 2 – 2 – 1,5 – 3 – 6
= 33,5 (cm2).
Bản đồ tỉ lệ 1 : 10 000 nên diện tích thực của hồ là:
33,5.(10000)2 = 33,5.108 (cm2) = 33,5 (ha)
(Lưu ý: tỉ lệ 1 : 10 000 tức là 1cm trên bản đồ ứng với 10 000cm trên thực tế. Suy ra, 1cm2 trên bản đồ ứng với (10 000)2 cm2 trên thực tế)