Thứ sáu, 24/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 8 Toán Bài tập Toán 8 Chủ đề 9: Đối xứng tâm có đáp án

Bài tập Toán 8 Chủ đề 9: Đối xứng tâm có đáp án

Dạng 4: Bài nâng cao phát triển tư duy có đáp án

  • 536 lượt thi

  • 14 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho ba điểm A, B, C thẳng hàng và điểm M không thuộc đường thẳng đó. Gọi A’, B’, C’ lần lượt là điểm đối xứng của A, B, C qua M. Chứng minh A’, B’, C’ thẳng hàng.
Xem đáp án
Cho ba điểm A, B, C thẳng hàng và điểm M không thuộc đường thẳng đó. Gọi A’, B’, C’ lần lượt là điểm đối xứng của A, B, C qua M.  (ảnh 1)

Giả sử A, B, C thẳng hàng theo thứ tự đó, ta có AB + BC = AC (1).

Các đoạn thẳng A’B’, B’C’ và A’C’ lần lượt đối xứng với các đoạn thẳng AB, BC, AC qua điểm M nên ta có A’B’ = AB, B’C’ = BC, A’C’ = AC.

Kết hợp đẳng thức (1) ta được A’B’ + B’C’ = A’C’. Vậy A’, B’, C’ thẳng hàng.


Câu 2:

Cho tam giác ABC cân tại A, đường cao AH. Trên cạnh AB lấy điểm I, trên cạnh AC lấy điểm K sao cho AI = AK. Chứng minh rằng điểm I đối xứng với điểm K qua AH.
Xem đáp án
Cho tam giác ABC cân tại A, đường cao AH. Trên cạnh AB lấy điểm I, trên cạnh AC lấy điểm K sao cho AI = AK. (ảnh 1)

Vì ABC cân tại A, AH là đường cao nên AH là tia phân giác của góc A

Lại có: IA = AK => IAK cân tại A, mà AH là tia phân giác của góc A (cmt) => AH là đường trung trực của IK => Điểm I đối xứng với điểm K qua AH


Câu 3:

Cho hình bình hành ABCD. Vẽ E là điểm đối xứng của A qua B, F là điểm đối xứng của A qua D. Chứng minh rằng: E là điểm đối xứng của F qua C.

Xem đáp án
Cho hình bình hành ABCD. Vẽ E là điểm đối xứng của A qua B, F là điểm đối xứng của A qua D.  (ảnh 1)

E là điểm đối xứng của A qua B (gt) nên AB = BE

Tứ giác ABCD là HBH =>ABCDAB=CD 

Mà AB = BE (cmt)BECDBE=CD  => Tứ giác BDCE là hình bình hành

=> BD // EC và BD = EC.

Chứng minh tương tự cũng có BD // CF và BD = CF.

Vì BD // EC và BD // CF => E, C, F thẳng hàng (tiên đề Ơ-clit) Mà EC = CF (= BD) nên C là trung điểm EF => E là điểm đối xứng của F qua C.


Câu 4:

Cho hình bình hành ABCD. Gọi E, F lần lượt trên các cạnh AD, BC sao cho AE = CF. Chứng minh rằng: các đường thẳng AC, BD, EF đồng quy.
Xem đáp án
Cho hình bình hành ABCD. Gọi E, F lần lượt trên các cạnh AD, BC sao cho AE = CF.  (ảnh 1)

Gọi O là giao điểm cuả AC, BD.

Tứ giác ABCD là hình bình hành(gt) => O là trung điểm của AC

Tứ giác AECF có AE = CF, AE  // CF nên là hình bình hành (dhnb)

mà O là trung điểm AC nên O là trung điểm EF.

=> EF đi qua O. Vậy các đường thẳng AC, BD, EF đồng quy tại điểm O.


Câu 5:

Cho góc xOy khác góc bẹt và điểm M nằm trong góc đó. Hãy dựng qua M một đường thẳng cắt Ox ở A, cắt Oy ở B sao cho M là trung điểm của AB.
Xem đáp án
Cho góc xOy khác góc bẹt và điểm M nằm trong góc đó. Hãy dựng qua M một đường thẳng cắt Ox ở A, (ảnh 1)

Cách dựng:

-                Dựng điểm I đối xứng với O qua điểm M.

-                Qua I dựng đường thẳng song song với Oy cắt Ox ở A.

-                Dựng đường thẳng AM cắt Oy ở B.

Chứng minh:

Xét ΔMAI ΔMBO có:

O1^=I1^ ( hai góc so le trong)

MO = MI ( Vì I và O đối xứng nhau qua M)

M1^=M2^ ( hai góc đối đỉnh)

=> ΔMAI=ΔMBO (g.c.g) => MA = MB ( 2 cạnh tương ứng)

Bài toán luôn luôn dựng được một và có một nghiệm hình.


Câu 6:

Cho hình bình hành ABCD, điểm P trên AB. Gọi M, N là các trung điểm của AD, BC; E, F lần lượt là điểm đối xứng của P qua M, N. Chứng minh rằng:

a) E, F thuộc đường thẳng CD.
Xem đáp án
Cho hình bình hành ABCD, điểm P trên AB. Chứng minh rằng: a) E, F thuộc đường thẳng CD. (ảnh 1)

a) M là trung điểm của AD và PE suy ra tứ giác APDE là hình bình hành =>  DE // AP.

N là trung điểm của BC và PF suy ra tứ giác BPCF là hình bình hành =>  FC // PB.

Mặt khác CD // AB nên suy ra các điểm E, F nằm trên đường thẳng CD.


Câu 7:

b) EF = 2CD

Xem đáp án
Xét PEF có : MP=ME(gt)NP=NF(gt)=> MN là đường trung bình PEF
=> EF = 2MN = 2CD.

Câu 8:

Cho tam giác ABC, D là một điểm trên cạnh BC. Gọi E và F theo thứ tự là điểm đối xứng của điểm D qua AB và AC.

a) Chứng minh AE = AF;

Xem đáp án

Cho tam giác ABC, D là một điểm trên cạnh BC.   a) Chứng minh AE = AF; (ảnh 1)

a) E đối xứng với D qua AB => AB là trung trực của ED => AE = AD.

F đối xứng với D qua AC => AC là trung trực của DE => AF = AD.

=> AE = AF.

Xét ΔAED cân tại A, có AB là trung trực => AB đồng thời là phân giác của EAD^

=> A1^=A2^

Xét ΔADF cân tại A, có AC là trung trực => AC đồng thời là phân giác của FAD^

=> A3^=A4^

=> EAF^=A1^+A2^+A3^+A4^=2A2^+A3^=2BAC^


Câu 9:

b) Tam giác ABC phải có thêm điều kiện gi để điểm E đối xứng với điểm F qua điểm A.

Xem đáp án

b) Để E đối xứng với F qua A thì E, A, F thẳng hàng. EAF^=1800 2BAC^=1800BAC^=900

Vậy nếu ΔABCvuông ở A thì E đối xứng với F qua điểm A.


Câu 11:

b) Gọi G là giao điểm của BM và EK. Chứng minh rằng G là trọng tâm của hai tam giác ABC và tam giác DEF.

Xem đáp án

b) Gọi G là giao điểm của EK, BM. I, H là trung điểm của BG, EG.

- Chứng minh tứ giác HMKI là hình bình hành:

Ta có: H là trung điểm của GE (gt)

           I là trung điểm của GB (gt)

=> HI là đường trung bình của ΔBEGHIBEHI=12BE  (1)

+) Tứ giác ABKM là hình bình hành ( cm câu a) MKABMK=AB

Mà E đối xứng với B qua A => A là trung điểm của BE AB=12BE 

MKBEMK=12BE (2)

Từ (1) và (2) => tứ giác HMKI là hình bình hành

- Suy ra GH = GK, GI = GM, từ đó ta có GE=23EK,GB=23BM => G là trọng tâm tam giác DEF cũng là trọng tâm tam giác ABC.


Câu 12:

Cho A và B là hai điểm thuộc cùng một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng xy (AB không vuông góc với xy). Gọi A’ là điểm đối xứng với A qua xy, C là giao điểm của A’B và xy. Gọi M là điểm bất kỳ khác C thuộc đường thẳng xy.

Chứng minh rằng: AC + CB < AM + MB.

Xem đáp án
Cho A và B là hai điểm thuộc cùng một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng xy (AB không vuông góc với xy) (ảnh 1)

A’ đối xứng với A qua xy

=> xy là đường trung trực của AA’

        AC = A’C, AM = A’M

Ta có: AC + CB = A’C + CB = A’B (1)

                   AM + MB = A’M + MB   (2)

Trong ΔMA'B có: A’B < A’M + MB (quan hệ giữa 3 cạnh trong tam giác) (3)

Từ (1), (2), (3) suy ra: AC + CB < AM + MB.


Câu 13:

Cho tam giác ABC vuông tại A ( AB < AC), điểm D thuộc cạnh huyền BC. Vẽ điểm M và điểm N đối xứng với D lần lượt qua AB và AC. Chứng minh rằng:

a)  M và N đối xứng qua A.

Xem đáp án

Cho tam giác ABC vuông tại A ( AB < AC), điểm D thuộc cạnh huyền BC. Chứng minh rằng:  a)  M và N đối xứng qua A. (ảnh 1)

a) AM đối xứng với AD qua AB nên AM=ADA1^=A2^  (1)

AN đối đối xứng với AD qua AC nên AN=ADA3^=A4^  (2)

Từ (1) và (2) AM=AN và MAN^=2A2^+A3^=2BAC^=2.900=1800

=> 3 điểm M, A, N thẳng hàng

=> Mà AM = AN => M và N đối xứng qua A và MN = 2 AD.


Câu 14:

b) Xác định vị trí của điểm D để MN ngắn nhất, dài nhất.
Xem đáp án

b) Vẽ AHBC, ta có ADAHMN2AH

Vậy MN ngắn nhất bằng AH khi DH( hình a)

Dựa vào quan hệ giữa đường xiên và hình chiếu , ta có ADACMN=2AD2AC.

Do đó MN dài nhất bằng 2AC khi DC( hình b)

b) Xác định vị trí của điểm D để MN ngắn nhất, dài nhất. (ảnh 1)
Hình a
Xác định vị trí của điểm D để MN ngắn nhất, dài nhất
b) Xác định vị trí của điểm D để MN ngắn nhất, dài nhất. (ảnh 2)
 Hình b

Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương