IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 8 Toán Bài tập Toán 8 Chủ đề 9: Đối xứng tâm có đáp án

Bài tập Toán 8 Chủ đề 9: Đối xứng tâm có đáp án

Dạng 5: Bài tập tự luyện có đáp án

  • 325 lượt thi

  • 11 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho hình vẽ trong đó ABCD là hình bình hành. Chứng minh rằng điểm M đối xứng với điểm N qua C.

Cho hình vẽ  trong đó ABCD là hình bình hành. Chứng minh rằng điểm M đối xứng với điểm N qua C. (ảnh 1)
Xem đáp án
Cho hình vẽ  trong đó ABCD là hình bình hành. Chứng minh rằng điểm M đối xứng với điểm N qua C. (ảnh 2)

Ta có AB = CD (ABCD là hình bình hành)

          AB = BM (gt)

=> CD= BM

Ta có AB // CD (ABCD là hình bình hành)

=>  BM// CD

Xét tứ giác BDCM có

          CD=BM (cmt)

          CD//BM (cmt)

=> Tứ giác BDCM là hình bình hành

=> BD//CM; BD=CM (1)

Chứng minh tương tự ta có BD//NC; BD= NC  (2)

Từ (1) và (2) và theo tiên đề Ơclit suy ra N, C, M thẳng hàng và CM = CN

Do đó N đối xứng với M qua C.


Câu 2:

Cho tam giác ABC, các đường trung tuyến BM, CN. Gọi D là điểm đối xứng với B qua M, gọi E là điểm đối xứng với C qua N. Chứng minh rằng điểm D đối xứng với điểm E qua điểm A.

Xem đáp án
Cho tam giác ABC, các đường trung tuyến BM, CN. Gọi D là điểm đối xứng với B qua M, gọi E là điểm đối xứng với C qua N. (ảnh 1)

Xét tứ giác ABCD có

          AM = MC (BM là trung tuyến của tam giác ABC)

          BM = MD (D đối xứng với B qua M)

=> Tứ giác ABCD là hình bình hành

=> AD//BC; AD = BC (1)

Xét tứ giác ACBE có

          AN = NB (CN là trung tuyến của tam giác ABC)

          NE = NC (E đối xứng với C qua N)

=> Tứ giác ACBE là hình bình hành

=> AE//BC; AE = BC (2)

Từ (1) và (2) Theo tiên đề Ơclit suy ra A, D, E thẳng hàng và AD = AE

Do đó D đối xứng với E qua A


Câu 3:

Cho tam giác ABC vuông tại A, điểm D thuộc cạnh BC. Gọi E là điểm đối xứng với D qua AB, gọi F là điểm đối xứng với D qua AC. Chứng minh rằng các điểm E và F đối xứng nhau qua điểm A.

Xem đáp án
Cho tam giác ABC vuông tại A, điểm D thuộc cạnh BC. Gọi E là điểm đối xứng với D qua AB, gọi F là điểm đối xứng với D qua AC. (ảnh 1)

Ta có E đối xứng với D qua AB

=> AB là đường trung trực của ED

=> AE= AD (1)

=> ADE cân tại A

=> AB là đường phân giác

=> A1^=A2^ (2)

Ta có F đối xứng với D qua AC

=> AC là đường trung trực của FD

=> AF= AD (3)

=> ADF cân tại A

=> AC là đường phân giác

=> A3^=A4^ (4)

Từ (1) và (3) => AE= AF (5)

Ta có EAF^=A1^+A2^+A3^+A4^      (6) 

Từ (2)(4) và (6) suy ra

EAF^=A2^+A2^+A3^+A3^                 =2(A2^+A3^)           =2BAC^           =2.900           =1800

=> E, A, E thẳng hàng (7)

Từ (5) và (7) suy ra  E đối xứng với F qua A


Câu 4:

Cho hình bình hành ABCD, O là giao điểm của hai đường chéo. Một đường thẳng đi qua O cắt hai cạnh đối AD, BC ở E, F. Chứng minh rằng các điểm E và F đối xứng nhau qua điểm O.
Xem đáp án
Cho hình bình hành ABCD, O là giao điểm của hai đường chéo. Một đường thẳng đi qua O cắt hai cạnh đối AD, BC ở E, F. (ảnh 1)

Ta có ABCD là hình bình hành

=> AD//BC

=> A1^=C1^ (2 góc so le trong)

O là giao điểm của 2 đường chéo

=> OA = OC

Xét AOE và COF có

A1^=C1^(cmt)

OA = OC (cmt)

OA = OC (2 góc đối đỉnh)

=> AOE = COF (g.c.g)

=> OE = OF

Do đó E đối xứng với F qua O


Câu 5:

Cho tam giác ABC, D là một điểm trên BC, Qua D vẽ DE //AB (E thuộc AC) vẽ DF//AC (F thuộc AB). Gọi I là trung điểm của AD. Chứng minh rằng E đối xứng với F qua điểm I.
Xem đáp án
Cho tam giác ABC, D là một điểm trên BC, Qua D vẽ DE //AB (E thuộc AC) vẽ DF//AC (F thuộc AB). (ảnh 1)

Xét tứ giác AEDF có

          AF//DE    (DE//AB)

          AE//DF     (DF//AC)

=> Tứ giác AEDF là hình bình hành

Có I là trung điểm của đường chéo AD

=> I là trung điểm của đường chéo EF

Do đó E đối xứng với F qua điểm I.


Câu 6:

Cho tam giác ABC, D là trung điểm của AB, E là trung điểm của AC. Gọi O là điểm bất kỳ nằm trong tam giác ABC. Vẽ M đối xứng với O qua D, vẽ N đối xứng với O qua E. Chứng minh rằng MNCB là hình bình hành.

Xem đáp án
Cho tam giác ABC, D là trung điểm của AB, E là trung điểm của AC. Gọi O là điểm bất kỳ nằm trong tam giác ABC (ảnh 1)

Xét tứ giác AOCN có

AE = EC (gt)

OE = EN (N đối xứng với O qua E)

=> Tứ giác AOCN là hình bình hành

AO // NC; AO = NC (1)

Xét tứ giác AOBM có

AD = DB (gt)

OD = DM (N đối xứng với O qua E)

=> Tứ giác AOBM là hình bình hành

=> AO // MB; AO = MB (1)

Từ (1) và (2) => BM // CN; BM = CN

Xét tứ giác MNCB có

          BM // CN (cmt)

          BM = CN (cmt)

Do đó tứ giác MNCB là hình bình hành


Câu 7:

Cho tam giác ABC có đường cao BD và CE cắt nhau tại H. Qua B vẽ đường thẳng vuông góc với AB, Qua C vẽ đường thẳng vuông góc với AC, hai đường thẳng này cắt nhau tại G. Gọi I là trung điểm của BC. Chứng minh rằng G đối xứng với H qua I.
Xem đáp án

Cho tam giác ABC có đường cao BD và CE cắt nhau tại H. Qua B vẽ đường thẳng vuông góc với AB, Qua C vẽ đường thẳng vuông góc với AC, (ảnh 1)

Ta có BDAC (gt)

CGAC (gt)

=> BD//CG => BH//CG

Ta có  CEAB (gt)

BGAB (gt)

=> CE//BG => CH//BG

Xét tứ giác BHCG có

BH // CG (cmt)

CH // BG (cmt)

=> Tứ giác BHCG là hình bình hành

Có I là trung điểm của đường chéo BC

=> I là trung điểm GH

=> G đối xứng với H qua điểm I


Câu 8:

Cho xOy^, điểm A nằm trong góc đó, Vẽ điểm B đối xứng với A qua Ox, C đối xứng với A qua Oy.

a) Chứng minh rằng OB = OC

Xem đáp án

Cho xOy, điểm A nằm trong góc đó, Vẽ điểm B đối xứng với A qua Ox, C đối xứng với A qua Oy.  a) Chứng minh rằng OB = OC (ảnh 1)

a) Ta có B đối xứng với A qua Ox

=> Ox là đường trung trực của AB

=> OA = OB (1)

Ta có C đối xứng với A qua Oy

=> Oy là đường trung trực của AC

=> OA = OC  (2)

Từ (1) và (2) suy ra OB = OC


Câu 9:

b) Tính số đo xOy^ để B đối xứng với C qua O
Xem đáp án

b) Xét AOB có

OA = OB (cmt)

=> AOB cân tại O

Ta lại có Ox là trung trực của AB

=> Ox là tia phân giác của AOB^ 

=> O1^=O2^ (3)

Xét  AOC Có

OA = OC (cmt)

=> AOB cân tại O

Ta lại có Oy là trung trực của AC

=> Oy là tia phân giác của AOC^ 

=> O3^=O4^ (4)

Ta có BOC^=O1^+O2^+O3^+O4^      (5) 

Từ (3)(4) và (5) suy ra

BOC^=O2^+O2^+O3^+O3^                 =2(O2^+O3^)           =2.xOy^

Ta có OB = OC (cmt)

Để B đối xứng với C qua điểm O

BOC^=1800

2.xOy^=1800xOy^=1800:2xOy^=900

Vậy xOy^=900 thì B đối xứng với C qua O


Câu 10:

Cho ABC có H là trực tâm. Gọi M là trung điểm của BC, K là điểm đối xứng với H qua M. Tính số đo ABK^ACK^

Xem đáp án
Cho ABC có H là trực tâm. Gọi M là trung điểm của BC, K là điểm đối xứng với H qua M. Tính số đo ABK, ACK  (ảnh 1)

Xét tứ giác BHCK có

MB = MC (gt)

HM =  MK ( H đối xứng mới K qua M)

=> Tứ giác BHCK là hình bình hành

=> BH // CK; CH // BK (1)

Ta có H là trực tâm của ABC

=> BHAC  ;CKAB (2)

Từ (1) và (2) suy ra CKAC;BKAB 

=> ABK^=900;ACK^=900 


Câu 11:

Cho hình thang ABCD (AD//BC). Gọi M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, CD; E là một điểm bất kỳ trên cạnh đáy AD và I, K là điểm đối xứng với E lần lượt qua M và N. Chứng minh rằng độ dài IK không phụ thuộc vào vị trí của điểm E

Xem đáp án
Cho hình thang ABCD (AD//BC). Gọi M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, CD; E là một điểm bất kỳ trên cạnh đáy AD và I, K (ảnh 1)

Xét tứ giác AIBE có

IM = ME (I đối xứng với E qua M )

MA = MB (gt)

=> Tứ giác AIBE là hình bình hành

=> IB = AE; AE // IB (1)

Xét tứ giác ECKD có

EN = NK ( E đối xứng với K qua N)

CN = ND (gt)

=> Tứ giắc ECKD là hình bình hành

=> CK = ED; CK // ED (2)

Ta có

IB // AE (cmt) => IB // AD

BC // AD (gt)

Theo tiên đề Oclit => I, B, C thẳng hàng

CK // ED (cmt) => CK // AD

      CB // AD (gt)

      Theo tiên đề Oclit => K, C, B thẳng hàng

=> I, K, C, B thẳng hàng

=> IK = IB+ CB+ CK    (3)

Từ (1) (2) và (3)

=> IK = EA + CB + EB

=> IK = AD + CB

Vậy độ dài IK không phụ thuộc vào vị trí của điểm E.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương