IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 8 Toán Bài tập Toán 8 Chủ đề 14: Hình thoi có đáp án

Bài tập Toán 8 Chủ đề 14: Hình thoi có đáp án

Dạng 6. Bài tập tự luyện có đáp án

  • 386 lượt thi

  • 27 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho hình bình hành ABCD. Vẽ AEBC tại E, DFAB tại F. Biết AE = DF . Chứng minh rằng tứ giác ABCD  là hình thoi.

Xem đáp án
Cho hình bình hành ABCD. Vẽ AE vuông BC  tại E, DF vuông AB tại F. Biết AE = DF . Chứng minh rằng tứ giác ABCD  là hình thoi. (ảnh 1)

Ta có: FAD^=ABE^ (vì AD // BC) ΔAFD=ΔBEA (cgv - gn)

=> AD = AB (hai cạnh tưng ứng).

Xét hình bình hành ABCD có AD = AB nên ABCD là hình thoi.


Câu 2:

Cho tam giác ABC có AC = 2.AB, đường trung tuyến BM. Gọi H là chân đường vuông góc kẻ từ C đến tia phân giác của góc A. Chứng minh rằng ABHM là hình thoi.
Xem đáp án
Cho tam giác ABC có AC = 2.AB, đường trung tuyến BM. Gọi H là chân đường vuông góc kẻ từ C đến tia phân giác của góc A.  (ảnh 1)

+ Xét tam giác AHC vuông tại H có HM là đường trung tuyến => HM = MA = MC .

+ Ta có: ΔMAH=ΔBAH (c-g-c) => HM = HB

+ Xét tứ giác ABGM có: AB = BH = HM = MA => ABHM là hình thoi.


Câu 3:

Cho hình thang cân ABCD (AB // CD, AB < CD). Gọi E, F, G, H lần lượt là trung điểm của AB, BC, CD , DA.

1) Chứng minh: EF = GH; EH = GF.

Xem đáp án

Cho hình thang cân ABCD (AB // CD, AB < CD). Gọi E, F, G, H lần lượt là trung điểm của AB, BC, CD , DA.  1) Chứng minh: EF = GH; EH = GF. (ảnh 1)

1) Vì E là trung điểm của AB, F là trung điểm của BC

=> EF là đường trung bình của tam giác ABC

=> EF=12.AC    (1)

Vì H là trung điểm của AD , G là trung điểm của DC

=> HG là đường trung bình của tam giác ADC

=> HG=12.AC   (2)

Từ (1) và (2) EF=GH=12.AC

Chứng minh tương tự ta được EH = GF

Câu 4:

2) Chứng minh: tứ giác EFGH là hình thoi.
Xem đáp án

2) ABCD là hình thang cân => AC = BD  (3)

EF=GH=12.AC                                 (4)

EH=GF=12BD                                (5)

Từ (3), (4), (5) => EF = GH = EH = GF

Suy ra tứ giác EFGH là hình thoi

Câu 5:

3) Gọi M, N lần lượt là trung điểm BD, AC. Chứng minh: EN=MG=BC2.

Xem đáp án

3) Vì E là trung điểm của AB, N là trung điểm của AC

=> EN là đường trung bình của tam giác ABC

=> EN=12BC     (6)

Vì G là trung điểm của CD, M là trung điểm của BD

=> GM là đường trung bình của tam giác BCD

=> MG=12BC     (7)

Từ (6) và (7) EN=MG=12BC   (8)

Câu 6:

4) Tứ giác ENGM là hình gì? Vì sao?
Xem đáp án

4) Chứng minh tương tự ta được ME=NG=12AD   (9)

ABCD là hình thang cân => AD = BC  (10)

Từ (8),(9),(10) => EN = MG = ME = NG

Suy ra tứ giác ENGM là hình thoi.

Câu 7:

Cho tam giác ABC cân tại A, hai đường cao BE và CF cắt nhau tại H. Đường thẳng AH  cắt EF  tại D , cắt BC  tại G . Gọi M và N  lần lượt là hình chiếu của G  trên AB  và AC . Chứng minh rằng tứ giác DNGM  là hình thoi.

Xem đáp án
Cho tam giác ABC cân tại A, hai đường cao BE và CF cắt nhau tại H. Đường thẳng AH  cắt EF  tại D , cắt BC  tại G .  (ảnh 1)

ΔABE =ΔACF (cạnh huyền, góc nhọn)

=> AE = AF và BE = CF .

Vì H là trực tâm của ABC nên AH là đường cao, đồng thời là đường trung tuyến, từ đó GB = GC và DE = DF.

Xét EBC  có GN // BE (cùng vuông góc với AC) và GB = GC nên NE = NC.

Chứng minh tương tự ta được MF = MB .

Dùng định lí đường trung bình của tam giác ta chứng minh được DM // GN và DM = GN nên tứ giác DNGM  là hình bình hành.

Mặt khác, DM = DN (cùng bằng 12 của hai cạnh bằng nhau) nên DNGM là hình thoi.


Câu 8:

Cho hình bình hành ABCD.Trên các cạnh AB và CD lần lượt lấy các điểm M và N sao cho AM = DN. Đường trung trực của BM lần lượt cắt các đường thẳng MN và BC tại E và F

a) Chứng minh E và F đối xứng với nhau qua AB

Xem đáp án
Cho hình bình hành ABCD. Trên các cạnh AB  và CD  lần lượt lấy các điểm M  và N  sao cho AM = DN. a) Chứng minh E và F đối xứng với nhau qua AB (ảnh 1)

a)  Gọi H là giao điểm của EF và MB.

Ta có: AMND là hình bình hành (AM = ND và AM //  ND) => AD // NM.

Lại có AD // BC, nên suy ra MN // BC MEH^=HFB^ .

Ta có: ΔEHM=ΔFHB (cgv - gn) => HE = HF.

EFAB nên  E và F đối xứng với nhau qua AB.


Câu 9:

b) Chứng minh tứ giác MEBF là hình thoi;
Xem đáp án

b) Xét tứ giác MEBF có HE = HF, HB = HM, EFMB nên MEBF là hình thoi.


Câu 10:

c) Hình bình hành ABCD có thêm điều kiện gì để tứ giác BCNE là hình thang cân.

Xem đáp án

c)  Để tứ giác BCNR là hình thang cân thì ENC^=NEB^ .

Ta có: ENC^=EMB^ (vì AB // CD); FBH^=HBE^ ( vì FBE cân tại B);

MNC^=MBC^ (vì MBCN là hình bình hành).

Xét EMB có: EMB^=MBE^=BEM^ nên suy ra EMB^=MBE^=BEM^=60°.

Vậy để tứ giác BCNE là hình thang cân thì ABC^=60°.


Câu 11:

Cho hình thoi BCNE có A^=60°. Kẻ 2 đường cao BE và BF EAD;FDC.

1) Chứng minh: BE = BF.

Xem đáp án
Cho hình thoi BCNE có góc A = 60 độ. Kẻ 2 đường cao BE và BF (E thuộc À, F thuộc DC).  1) Chứng minh: BE = BF. (ảnh 1)

1) Vì ABCD là hình thoi nên AB = AD = CB = CD

Mặt khác A^=60° nên ΔABD,ΔCBD đều ( vì tam giác cân có một góc bằng 60°)

B1^=B2^=ABD^2=60°2=30° và B3^=B4^=DBC^2=60°2=30°

(trong tam giác đều thì đường cao cũng là đường phân giác).

Xét 2 tam giác vuông BED và BFD có:

B2^=B3^=30°

BD cạnh chung

ΔBED=ΔBFD ( cạnh huyền- góc nhọn)

=> BE = BF ( hai cạnh tương ứng)

Câu 12:

2) Tính số đo ABC^
Xem đáp án
2) Ta có: ABC^=ABD^+DBC^=60°+60°=120°

Câu 13:

3) Tính số đo EBF^. ΔBEF là tam giác đặc biệt gì? Vì sao?
Xem đáp án

3) Ta có: EBF^=B2^+B3^=30°+30°=60°

Xét tam giác BEF có:

BE = BF

EBF^=60°

=> BEF là tam giác đều.


Câu 14:

Cho hình thoi ABCD có A^=60°, kẻ BHADHAD, rồi kéo dài một đoạn HE = BH. Nối E với A, E với D. Chứng minh :

1) H là trung điểm AD.

Xem đáp án
Cho hình thoi ABCD có ABCD, kẻ , rồi kéo dài một đoạn HE = BH. Nối E với A, E với D. Chứng minh :  1) H là trung điểm AD. (ảnh 1)

1) Ta có: AB = AD ( vì ABCD là hình thoi)

Và A^=60°

Suy ra: ABD là tam giác đều.

BHAD nên H là trung điểm của AD.


Câu 15:

2) Tứ giác ABDE là hình thoi.
Xem đáp án

2) Xét tứ giác ABDE có:

HA = HD( chứng minh trên)

HE = HB (Giả thiết)

=> ABDE là hình bình hành.

Mặc khác: ADBE nên ABDE là hình thoi

( vì hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi).


Câu 16:

3) D là trung điểm CE .
Xem đáp án

3) Ta có:

ABCD là hình thoi => DC = AB, DC // AB      (1)

ABDE là hình thoi => DE = AB, DE // AB      (2)

Từ (1), (2) suy ra C, D, E thẳng hàng ( theo tiên đề Ơclit) và DC = DE .

Vậy D là trung điểm của CE.


Câu 17:

4) AC = BE
Xem đáp án

4) Ta có:

AC = 2AI ( vì ABCD là hình thoi)

BE = 2BH ( vì ABDE là hình thoi)

Mà BH = AI ( cùng là đường cao của tam giác đều ABD)

=> AC = BE.


Câu 18:

Cho hình thoi ABCD có AB = BD.

1) Chứng minh: Tam giác ABD đều.

Xem đáp án
Cho hình thoi ABCD có AB = BD.  1) Chứng minh: Tam giác ABD đều. (ảnh 1)

1) ABCD là hình thoi => AB = AD mà AB = BD (giả thiết)

Nên AB = AD = BD.

Vậy ABD là tam giác đều.


Câu 19:

2) Gọi O là giao điểm của AC và BD. Chứng minh: OA2=34AB2.

Xem đáp án

2) Tam giác OAB vuông tại O OA2=AB2OB2 mà OB=BD2=AB2OB2=AB24 .

Do đó : OA2=AB2AB24=34AB2 

Câu 20:

3) Biết chu vi của hình thoi ABCD là 8cm . Tính độ dài đường chéo BD ; AC.
Xem đáp án

3) Chu vi ABCD  là 8 cm BD=AB=2 cm nên BO=BD2=1 cm .

Tam giác vuông OAB :  AO2=AB2OB2=41=3AO=3 cm.

AC=2AO=23 cm . Vậy BD=2 cm, AC=23 cm .


Câu 21:

4) Tính diện tích hình thoi ABCD.
Xem đáp án
4) Diện tích hình thoi ABCD: 12AC.BD=1223.2=23 cm2

Câu 22:

Cho hình thoi ABCD có A^=60°. Một góc xBy thay đổi sao cho tia Bx cắt cạnh AD tại M, tia By cắt cạnh CD tại N và xBy^=60°. Chứng minh :

1) AB = BD.

Xem đáp án
Cho hình thoi ABCD  có A = 60 độ. Một góc xBy  thay đổi sao cho tia Bx  cắt cạnh AD  tại M. Chứng minh :  1) AB = BD. (ảnh 1)

1) Chứng minh AB = BD

Ta có ABCDlà hình thoi nên:

AB = AD => ABD cân tại A

A^=60° (giả thiết) nên suy ra ABD đều.

=> AB = BD .


Câu 23:

2) ΔABM=ΔDBN
Xem đáp án

2) Chứng minh ΔABM=ΔDBN

Xét ΔABM và ΔDBNcó:

BAM^=BDN^=60° (Gt)

AB = AD (cmt)

ABM^=DBN^ (Cùng cộng với MBD^ tạo thành góc có số đo 60°)

=> ΔABM=ΔDBN (g.c.g).


Câu 24:

3) Tổng độ dài (DM + DN) không đổi.

Xem đáp án

3) Chứng minh tổng độ dài (DM + DN) không đổi.

Do ΔABM=ΔDBN (cmt) nên AM = DN (1)

Từ (1) suy ra: DM + DN = DM + AMDM + DN=AD.

Vì AD không đổi nên (DM + DN) không đổi.


Câu 26:

2) Chứng minh: ΔAMD=ΔBND.

Xem đáp án

2) +Có: AB = AD (ABCD là hình thoi)

+ Lại có: AB = BD (GT)

=> AD = BD = AB

ΔABD là tam giác đều.

BAD^=60°MAD^=60°(1)

+ Có:  ABD^=CBD^=ABC^2 (abcd là hình thoi)

+Lại có: ABD^=60°   (ΔABDlà tam giác đều)

CBD^=60°NBD^=60°(2)

+Từ (1) và (2) ta có: MAD^=NBD^

+ Xét ΔAMDΔBND có:

AM=BN  (CMT)MAD^=NBD^  (CMT)AD=BD(CMT)

ΔAMD=ΔBND (c.g.c)


Câu 27:

3) Tính số đo các góc của ΔDMN.

Xem đáp án

3) + Có ΔAMD=ΔBND (CMT)

=> MDA^=NDB^(cặp góc tương ứng)

+ Mà: MDA^+MDB^=ADB^=60°

=> NDB^+MDB^=60°MDN^=60°

+ Có ΔAMD=ΔBND (CMT)

=> MD = ND (cặp cạnh tương ứng)

=> ΔMNB là tam giác cân tại D, mà MDN^=60°

=> ΔMNB là tam giác đều

=> NMD^=MND^=MDN^=60°.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương