Thứ năm, 09/05/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 8 Toán Bài tập Toán 8 Chủ đề 7: Đối xứng trục có đáp án

Bài tập Toán 8 Chủ đề 7: Đối xứng trục có đáp án

Dạng 4. Bài tập nâng cao - phát triển tư duy có đáp án

  • 383 lượt thi

  • 13 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho tam giác ABD. Vẽ điểm C đối xứng với A qua BD. Vẽ các đường phân giác ngoài tại các đỉnh A, B, C, D của tứ giác ABCD chúng cắt nhau tạo thành tứ giác EFGH.

a) Xác định dạng của tứ giác EFGH;

Xem đáp án
Cho tam giác ABD. Vẽ điểm C đối xứng với A qua BD.. a) Xác định dạng của tứ giác EFGH; (ảnh 1)

a) Vì C đối xứng với A qua BD nên ΔABDđối xứng với ΔCBD qua BD.

Do đó ΔABD=ΔCBD, suy ra: B1^=B2^;D1^=D2^; BA=BC DA=DC.


Ta có BD và BE là các tia phân giác trong và ngoài tại đỉnh B nên BDBE.

Chứng minh tương tự, ta được: BDDH.

Suy ra EF // HG => Tứ giác EFGH là hình thang.

Ta có D3^=D4^ (cùng phụ với hai góc bằng nhau).

A1^=C1^ (một nửa của hai góc bằng nhau).

Suy ra H^=G^

Hình thang EFGH có hai góc kề một đáy bằng nhau nên là hình thang cân.


Câu 2:

b) Chứng minh rằng BD là trục đối xứng của tứ giác EFGH.

Xem đáp án

b) ΔADH=ΔCDG(g.c.g)DH=DG

Chứng minh tương tự, ta được: BE = BF.

Đường thẳng BD đi qua trung điểm hai đáy của hình thang cân nên là trục đối xứng của hình thang cân EFGH.

Câu 3:

Cho tam giác nhọn ABC. Gọi D là điểm nằm giữa B và C. Vẽ các điểm M và N đối xứng với D lần lượt qua AB và AC.

a) Chứng minh rằng góc MAN luôn có số đo không đổi;

Xem đáp án
Cho tam giác nhọn ABC. Gọi D là điểm nằm giữa B và C. . a) Chứng minh rằng góc MAN luôn có số đo không đổi; (ảnh 1)

a) Các đoạn thẳng AM và AN đối xứng với AD lần lượt qua AB và AC nên:

AM=AD;AN=AD;A1^=A2^;A3^=A4^.

Ta có:

MAN^=MAD^+NAD^=2A2^+A3^=2BAC^ (không đổi).


Câu 4:

b) Xác định vị trí của D để MN có độ dài ngắn nhất.

Xem đáp án

b) Xét ΔAMNcó AM =AN (cùng bằng AD) nên là tam giác cân. Tam giác cân này có góc MAN không đổi nên cạnh đáy MN ngắn nhất

<=> cạnh bên AM ngắn nhất <=> AD ngắn nhất (vì AM = AD)

ADBC D là hình chiếu của A trên BC.


Câu 5:

Cho tam giác nhọn ABC. Gọi D, E, F lần lượt là các điểm nằm trên các cạnh BC, CA, AB. Xác định vị trí của D, E, F để chu vi tam giác DEF nhỏ nhất.

Xem đáp án
Cho tam giác nhọn ABC. Gọi D, E, F lần lượt là các điểm nằm trên các cạnh BC, CA, AB. Xác định vị trí của D, E, F để chu vi tam giác DEF nhỏ nhất. (ảnh 1)

Vẽ điểm M đối xứng với D qua AB và vẽ điểm N đối xứng với D qua AC. Khi đó MF=DF;EN=ED.

Chu vi ΔDEF=DF+FE+ED=MF+FE+EN

Chu vi ΔDEF nhỏ nhất khi độ dài đường gấp khúc MFEN ngắn nhất. Muốn vậy bốn điểm M, F, E, N phải thẳng hàng theo thứ tự đó.

Do đó ta phải tìm điểm D trên BC sao cho MN nhỏ nhất.

Theo kết quả bài 7.2, để MN nhỏ nhất thì D là hình chiếu của A trên BC. Khi đó E và F lần lượt là giao điểm của MN với AC và AB (h.7.12).

Cho tam giác nhọn ABC. Gọi D, E, F lần lượt là các điểm nằm trên các cạnh BC, CA, AB. Xác định vị trí của D, E, F để chu vi tam giác DEF nhỏ nhất. (ảnh 2)

Ta chứng minh với cách xác định D, E, F như vậy thì chu vi ΔDEFnhỏ nhất.

Thật vậy, khi ADBCthì chu vi ΔDEF bằng MN và MN nhỏ nhất.      (1)

Khi D, E, F ở những vị trí khác thì chu vi ΔDEF bằng độ dài đường gấp khúc MFEN do đó lớn hơn MN.  (2)

Chú ý: Ta có nhận xét điểm E là chân đường cao vẽ từ đỉnh B, điểm F là chân đường cao vẽ từ đỉnh C của ΔABC.

Thật vậy, xét ΔDEF có các đường BF và CE lần lượt là các đường phân giác ngoài tại đỉnh F và E. Hai đường thẳng này cắt nhau tại A nên tia DA là tia phân giác của góc EDF.

Ta có: DCDA nên DC là tia phân giác ngoài tại đỉnh D của ΔDEF.

Mặt khác, EC là đường phân giác ngoài tại đỉnh E.

Điểm C là giao điểm của hai đường phân giác ngoài nên FC là đường phân giác trong. Kết hợp với FB là đường phân giác, suy ra FCFB hay CFAB.

Chứng minh tương tự, ta được BEAC.

Như vậy ba điểm D, E, F có thể xác định bởi chân của ba đường cao của tam giác.


Câu 6:

Cho hai điểm A, B cùng thuộc một nửa mặt phẳng bờ xy. Hãy tìm trên xy hai điểm C và D sao cho CD = a cho trước và chu vi tứ giác ABCD là nhỏ nhất.
Xem đáp án
Cho hai điểm A, B cùng thuộc một nửa mặt phẳng bờ xy. Hãy tìm trên xy hai điểm C và D sao cho  CD = a cho trước và chu vi tứ giác ABCD là nhỏ nhất. (ảnh 1)

Giả sử đã dựng được hai điểm C và D xysao cho CD = a và chu vi tứ giác ABCD nhỏ nhất.

Vẽ hình bình hành BMDC (điểm M ở phía gần A).

Khi đó BM = CD = a và DM = BC

Vẽ điểm N đối xứng với điểm M qua xy, điểm N là một điểm cố định và DN = DM.

Ta có AB + BC + CD+ DA nhỏ nhất

<=> BC + DA nhỏ nhất (vì AB và CD không đổi)

<=> DM + DA nhỏ nhất <=> DN + DA nhỏ nhất <=> D nằm giữa A và N.

Từ đó ta xác định điểm D như sau:

- Qua B vẽ một đường thẳng song song với xy và trên đó lấy điểm M sao cho BM = a(điểm M ở phía gần A);

- Vẽ điểm N đối xứng với M qua xy;

- Lấy giao điểm D của AN với xy;

- Lấy điểm Cxy sao cho DC = MB = a (DC và MB cùng chiều).

Khi đó tổng AB + BC + CD + DA nhỏ nhất.

Phần chứng minh dành cho bạn đọc.


Câu 7:

Cho tam giác ABC, đường phân giác AD và một điểm M ở trong tam giác. Vẽ các điểm N, P, A' đối xứng với M lần lượt qua AB, AC và AD.

a) Chứng minh rằng N và P đối xứng qua AA';

Xem đáp án
Cho tam giác ABC, đường phân giác AD và một điểm M ở trong tam giác.   a) Chứng minh rằng N và P đối xứng qua AA'; (ảnh 1)

a)

- AN đối xứng với AM qua AB

=> AN = AM và NAB^=MAB^.       (1)

- AP đối xứng với AM qua AC

=> AP = AM và MAC^=PAC^.      (2)

·- AA' đối xứng với AM qua AD nên MAD^=A'AD^.

Mặt khác, BAD^=CAD^ nên MAB^=CAA'^ (3)

Từ (1) và (3) suy ra NAB^=MAB^=CAA'^.

Ta có A'AP^=A'AC^+PAC^=MAB^+MAC^=BAC^.

Chứng minh tương tự, ta được: A'AN^=BAC^, suy ra: A'AP^=A'AN^.

ΔANP cân tại A có AA' là đường phân giác nên AA' cũng là đường trung trực của NP N và P đối xứng qua AA'.


Câu 8:

b) Gọi B', C' là các điểm đối xứng với M lần lượt qua các đường phân giác của góc B, góc C. Chứng minh rằng ba đường thẳng AA', BB', CC' đồng quy.

Xem đáp án

b) Gọi Q là điểm đối xứng của M qua BC.

Chứng minh tương tự như trên ta được BB' là đường trung trực của NQ và CC' là đường trung trực của PQ.

Vậy AA', BB', CC' là ba đường trung trực của ΔNPQ nên chúng đồng quy.


Câu 9:

Cho tứ giác ABCD và một điểm M nằm giữa A và B. Chứng minh rằng MC + MD nhỏ hơn số lớn nhất trong hai tổng AC + AD; BC + BD.

Xem đáp án

Trước hết ta chứng minh bài toán phụ:

Cho tứ giác ABCD và một điểm M nằm giữa A và B. Chứng minh rằng MC + MD nhỏ hơn số lớn nhất trong hai tổng AC + AD; BC + BD. (ảnh 1)

Cho tam giác ABC, điểm M ở trong tam giác (hoặc ở trên một cạnh nhưng không trùng với các đỉnh của tam giác). Chứng minh rằng MB+MC<AB+AC(h.7.15).

Thật vậy, xét ΔABD, ta có BD<AB+AD hay MB+MD<AB+AD.                                        (1)

Xét ΔMCD có MC < DC + MD.                         (2)

Cộng từng vế của (1) và (2) ta được:

MB+MD+MC<AB+AD+DC+MDMB+MC<AB+AC

Bất đẳng thức trên vẫn đúng nếu điểm M nằm trên một cạnh nhưng không trùng với đỉnh của tam giác.

Bây giờ ta vận dụng kết quả trên để giải bài toán đã cho.

Cho tứ giác ABCD và một điểm M nằm giữa A và B. Chứng minh rằng MC + MD nhỏ hơn số lớn nhất trong hai tổng AC + AD; BC + BD. (ảnh 2)

Vẽ điểm E đối xứng với D qua đường thẳng AB (h.7.16).

Khi đó AE = AD; ME = MD và BE = BD.

Vì điểm M nằm giữa A và B nên hoặc điểm M nằm trong ΔBEC hoặc điểm M nằm trong ΔAEC hoặc điểm M nằm trên cạnh EC.

Ta có ME+MC<AE+ACME+MC<BE+BC hay MD+MC<AD+ACMD+MC<BD+BC.

Do đó MD+MC<maxAD+AC;BD+BC.


Câu 10:

Cho tam giác ABC và O là một điểm tùy ý trong tam giác. Gọi D, E, F lần lượt là trung điểm của BC, CA, AB. Gọi A', B', C' lần lượt là các điểm đối xứng với O qua D, E, F. Chứng minh rằng ba đường thẳng AA', BB', CC' đồng quy.

Xem đáp án
Cho tam giác ABC và O là một điểm tùy ý trong tam giác. Chứng minh rằng ba đường thẳng AA', BB', CC' đồng quy. (ảnh 1)

Ta có AC' và BO đối xứng nhau qua F nên AC' = BO và AC' // BO. (1)

BO và CA' đối xứng nhau qua D nên BO = CA'  và BO // CA' (2)

Từ (1) và (2) suy ra: AC' = CA' và AC // CA', do đó tứ giác ACA'C' là hình bình hành.

Chứng minh tương tự ta được tứ giác ABA'B' là hình bình hành.

Hai hình bình hành ACA'C' và ABA'B' có chung đường chéo AA' nên các đường chéo AA', BB', CC' đồng quy.


Câu 11:

Cho góc xOy khác góc bẹt và một điểm G ở trong góc đó. Dựng điểm AOx, điểm BOy sao cho G là trọng tâm của tam giác OAB.

Xem đáp án
Cho góc xOy khác góc bẹt và một điểm G ở trong góc đó. Dựng điểm O thuộc Ox , điểm B thuộc Oy sao cho G là trọng tâm của tam giác OAB. (ảnh 1)

- Phân tích

Giả sử đã dựng được điểm AOxBOysao cho G là trọng tâm của ΔAOB.

Tia OG cắt AB tại trung điểm M của AB và OM=32OG.

Vẽ điểm N đối xứng với O qua điểm M. Tứ giác ANBO là hình bình hành => NA // Oy; NB // Ox, từ đó xác định được A và B.

- Cách dựng

+ Trên tia OG lấy điểm M sao cho OM=32OG.

+ Dựng điểm N đối xứng với điểm O qua M.

+ Từ N dựng một tia song song với Oy cắt Ox tại A.

+ Từ N dựng một tia song song với Ox cắt Oy tại B.

Khi đó G là trọng tâm của tam giác AOB.

- Chứng minh

Tứ giác ANBO là hình bình hành, suy ra AB và ON cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

Mặt khác, M là trung điểm của ON nên M là trung điểm của AB.

Vậy OM là đường trung tuyến của tam giác AOB.

Ta có OM=32OG nên G là trọng tâm của ΔAOB.

- Biện luận: Bài toán luôn có một nghiệm hình.

Câu 12:

Cho tam giác ABC. Vẽ điểm D đối xứng với A qua điểm B. Vẽ điểm E đối xứng với B qua C. Vẽ điểm F đối xứng với C qua A. Chứng minh rằng tam giác ABC và tam giác DEF có cùng một trọng tâm.

Xem đáp án
Cho tam giác ABC. Vẽ điểm D đối xứng với A qua điểm B. Vẽ điểm E đối xứng với B qua C. Vẽ điểm F đối xứng với C qua A.  (ảnh 1)

Vẽ đường trung tuyến AM của tam giác ABC và đường trung tuyến DN của tam giác DEF. Gọi G là giao điểm của hai đường trung tuyến này. Gọi H và K lần lượt là trung điểm của GA và GD.

Xét ΔFCE có AN là đường trung bình => AN // CE và AN=12CE do đó AN // BM và AN = BM dẫn tới ANMB là hình bình hành =>MN // AB và MN=12AD.

Mặt khác, HK là đường trung bình của ΔGAD nên HK // AD và HK=12AD.

Từ đó MN // HK và MN = HK.

Suy ra MNHK là hình bình hành, hai đường chéo HM và NK cắt nhau tại G nên G là trung điểm của mỗi đường.

Do đó GM = GH = HA => G là trọng tâm của ΔABC.

GN = GK = KD => G là trọng tâm của ΔDEF.

Vậy ΔABCΔDEFcó cùng một trọng tâm.


Câu 13:

Dựng hình bình hành ABCD biết vị trí trung điểm M của AB, trung điểm N của BC và trung điểm P của CD.

Xem đáp án
Dựng hình bình hành ABCD biết vị trí trung điểm M của AB, trung điểm N của BC và trung điểm P của CD.   (ảnh 1)

- Phân tích

Giả sử đã dựng được hình bình hành ABCD thỏa mãn đề bài.

Gọi O là giao điểm của hai đường chéo. Ta có M và P đối xứng qua O.

Gọi Q là giao điểm của NO với AD thì Q và N đối xứng qua O.

Vậy điểm Q xác định được, từ đó xác định được hình bình hành ABCD.

- Cách dựng

+ Dựng trung điểm O của MP;

+ Dựng điểm Q đối xứng với N qua O;

+ Qua M và P dựng những đường thẳng song song với NQ; qua N và Q dựng những đường thẳng song song với MP ta được các giao điểm A, B, C, D.

Khi đó tứ giác ABCD là hình bình hành phải dựng.

Các phần còn lại, bạn đọc tự giải.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương