Thứ bảy, 23/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 8 Toán Đề kiểm tra giữa kì 2 Toán 8 có đáp án ( Mới nhất)

Đề kiểm tra giữa kì 2 Toán 8 có đáp án ( Mới nhất)

Đề kiểm tra giữa kỳ 2 Toán 8 có đáp án ( Mới nhất)_ đề số 11

  • 1329 lượt thi

  • 16 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong các phương trình sau, phương trình nào là phương trình bậc nhất một ẩn?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Phương trình có dạng ax + b = 0, với a và b là hai số đã cho và a ≠ 0, được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn.

Đáp án A sai vì x là mẫu số nên số mũ – 1 không ở dạng bậc nhất.

Đáp án B đúng, phương trình bậc nhất 23x+3=0  với hệ số  và hệ số b = 3.

Đáp án C sai vì phương trình x + y = 0 có có chứa 2 ẩn số x và y nên đây không phải là phương trình bậc nhất một ẩn.

Đáp án D sai vì phương trình 0.x + 1= 0 có hệ số a = 0 nên đây không phải phương trình bậc nhất một ẩn.

Câu 2:

Giá trị x = – 4 là nghiệm của phương trình nào?
Xem đáp án

Phương án A:

–2,5x = 10

Û x = 10 : (–2,5)

Û x = – 4

Phương trình đã cho có nghiệm là x = – 4;

Phương án B:

–2,5x = –10

Û x = –10 : (–2,5)

Û x = 4

Phương trình đã cho có nghiệm x = 4;

Phương án C:

3x – 8 = 0

Û 3x = 8

Û x = 83

Phương trình đã cho có nghiệm là x = 83 ;

Phương án D:

3x – 1 = x + 7

Û 3x – x = 7 + 1

Û 2x = 8

Û x = 4

Phương trình đã cho có nghiệm là x = 4.

Câu 3:

Tập hợp nghiệm của phương trình x+13x3=0  là:
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ta có: x+13x3=0

x+13=0x3=0x=13x=3

Vậy tập nghiệm của phương trình đã cho là S=13;3 .

Câu 4:

Số tự nhiên có hai chữ số, số hàng đơn vị gấp đôi chữ số hàng chục. Biết số hàng chục là 3. Vậy số đó là:
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Gọi số tự nhiên cần tìm có dạng là ab¯ = 10a + b.

Theo đề, số hàng chục là 3 nên số cần tìm là 3b¯ .

Mà số hàng đơn vị gấp đôi chữ số hàng chục nên ta có phương trình:

b = 2.a = 2.3 = 6.

Vậy số tự nhiên cần tìm là 36.

Câu 5:

Phương trình 2x – 5 = 7 có nghiệm là:
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Giải phương trình đã cho như sau:

2x – 5 = 7

Û 2x = 7 + 5

Û 2x = 12

Û x = 12 : 2

Û x = 6

Vậy nghiệm của phương trình đã cho là x = 6.

Câu 6:

Phương trình |x2| = x có nghiệm là:
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Vì |x2| ≥ 0 x Î ℝ nên x ≥ 0.

Khi đó |x2| = x2 = x

Û x2 – x = 0

Û x(x – 1) = 0

 x=0x=1

Vậy tập nghiệm của phương trình đã cho là S = {0; 1}.

Câu 7:

Quãng đường đi từ nhà Bình An đến trường là 7 km. Bình An đi xe đạp với vận tốc x (km/h). Thì thời gian đi hết là:
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Theo đề bài, quãng đường đi từ nhà Bình An đến trường là 7 km.

Bình An đi xe đạp với vận tốc x (km/h).

Thời gian Bình An đi đạp từ nhà đến trường là: 7x  (giờ).

Câu 8:

Hình vẽ bên: DE  ̸̸̸ ̸  BC (Hình 1) có x bằng:
Hình vẽ bên: DE  ̸̸̸ ̸  BC (Hình 1) có x bằng: (ảnh 1)
Hình 1
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Áp dụng định lý Ta – let trong ∆ABC có DE // BC, D Î AB, E Î AC có: ADDB=AEEC

Suy ra AE=AD.ECDB=2.64=3  (cm).

Vậy x = 3 cm.

Câu 9:

Hình vẽ bên: DE  ̸̸̸ ̸  BC (Hình 1) có y bằng:
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Theo đề ta có AB = AD + BD = 2 + 4 = 6 (cm);

Áp dụng định lý Ta – let trong ∆ABC có DE // BC, D Î AB, E Î AC có: ADAB=DEBC

Suy ra DE=AD.BCAB=2.126=4  (cm).

Vậy y = 4 cm.

Câu 10:

Hình vẽ bên: DE ̸̸̸ ̸ BC (Hình 1)
Hình vẽ bên: DE ̸̸̸ ̸ BC (Hình 1) (ảnh 1)
Hình 1
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Áp dụng định lý Ta – let trong ∆ABC có DE // BC, D Î AB, E Î AC có: ADAB=DEBC

Xét ∆ADE và ∆ABC có:

BAC^ chung (gt)

ADAB=AEAC (gt)

Do đó ∆ADE  ∆ABC (c.g.c).

Câu 11:

Nếu ∆A’B’C  ∆ABC theo tỉ số đồng dạng k=12  thì:
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Vì ∆A’B’C  ∆ABC và có tỉ số đồng dạng bằng k=12  (gt)

Suy ra A'B'AB=A'C'AC=B'C'BC=12 .

Câu 12:

Hình vẽ bên (Hình 2), có x bằng:
Hình vẽ bên (Hình 2), có x bằng: (ảnh 1)
Hình 2
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ta có NMO^=OQP^  (hình vẽ) mà hai góc này ở vị trí so le trong

Suy ra MN // PQ.

Áp dụng hệ quả định lý Ta – let có MN // PQ có:

QPMN=QOOM=32PQ=3MN2=3.12=1,5

Vậy x = 1,5.

Câu 13:

Hình vẽ bên (Hình 2), ∆QPO và ∆MNO có tỉ số diện tích:
Hình vẽ bên (Hình 2), ∆QPO và ∆MNO có tỉ số diện tích: (ảnh 1)
Hình 2
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Xét ∆QPO và ∆MNO có:

NMO^=OQP^ (gt)

QPMN=QOOM=32 (cmt)

Do đó ∆QPO  ∆MNO (c.g.c) theo tỉ số đồng dạng k=32 .

Do đó SΔQPOSΔMNO=k2=322=2,25 .

Vậy SΔQPOSΔMNO=2,25 .

Câu 14:

Giải các phương trình sau:

a) 7 + 2x = 22 – 3x;

b) (x – 2)(2x + 5) = 0;  

c) x20182019+x20192020x40412021=0 .
Xem đáp án

a) 7 + 2x = 22 – 3x

Û 2x + 3x = 22 – 7

Û 5x = 15

Û x = 15 : 5

Û x = 3

Vậy nghiệm của phương trình là x =3;

b) (x – 2)(2x + 5) = 0; 

x2=02x+5=0x=22x=5x=2x=52

Vậy tập nghiệm của phương trình đã cho là S=2;52 ;

c) x20182019+x20192020x40412021=0

x20182019+1+x20192020+1x404120212=0x20182019+1+x20192020+1x40412021+2=0x2018+20192019+x2019+20202020x4041+2.20212021=0

x+12019+x+12020x+12021=0(x+1)12019+1202012021=0x+1=012019+1202012021=0

12020>12021  nên 1202012021>0

Suy ra 12019+1202012021>0  hay 12019+12020120210 .

Do đó phương trình đã cho tương đương với:

x + 1 = Û x = – 1.

Vậy nghiệm của phương trình đã cho là S = { – 1}.

Câu 15:

Giải bài toán sau bằng cách lập phương trình.

Một ôtô đi từ A đến B với vận tốc 60 km/h và quay từ B về A với vận tốc 40 km/h.

Tính quãng đường AB. Biết thời gian cả đi lẫn về là 7 giờ 30 phút.
Xem đáp án

Gọi x (km) là độ dài quãng đường AB (x > 0).

Ô tô đi từ A đến B với vận tốc 60 km/h, nên thời gian ô tô đi từ A đến B là x60  h.

Ô tô từ B về A với vận tốc 40 km/h, nên thời gian ô tô đi từ B đến A là x40  h.

Đổi 7 giờ 30 phút = 712  giờ.

Tổng thời gian cả đi lẫn về là 7 giờ 30 phút nên ta có phương trình sau:

x60+x40=712x60+x40=1522x120+3x120=15.60120

Û 2x + 3x = 15.60

Û 5x = 15.60

Û 5x = 5.3.60

Û x = 180 (thỏa mãn)

Vậy quãng đường AB dài 180 km.

Câu 16:

Cho tam giác ABC vuông tại A và có đường cao AH.

a) Chứng minh ∆HBA đồng dạng ∆ABC.

b) Cho biết AB = 6cm, AC = 8cm. Hãy tính độ dài BC, AH, BH và CH?
Xem đáp án
Cho tam giác ABC vuông tại A và có đường cao AH. a) Chứng minh ∆HBA đồng dạng ∆ABC. (ảnh 1)

a) Xét ∆HBA và ∆ABC có:

ABC^ chung

BHA^=BAC^=90o (vì AH là đường cao của ∆ABC)

Do đó ∆HBA  ∆ABC (g.g).

b) Áp dụng định lý Py-ta-go trong ∆ABC vuông tại A có:

BC2 = AB2 + AC2 = 62 + 82 = 100

Suy ra BC = 10 cm.

Ta có ∆ABC vuông tại A. Khi đó diện tích tam giác ABC là:

SABC = 12 AB.AC = 12.6.8 = 24 (cm2)

Mặc khác, ∆ABC có AH là đường cao kẻ từ A ứng với cạnh BC nên ta có:

SABC = 12 AH.BC = 24

AH=2SABCBC=2.2410=4,8 (cm)

Xét ∆HBA vuông tại H, áp dụng định lý Py-ta-go, ta có:

AB2 = AH2 + HB2

Suy ra HB2 = AB2 – AH2 = 62 – 4,82 = 12,96.

Do đó HB = 3,6 cm.

Ta có: BC = BH + CH

Suy ra CH = BC – BH = 10 – 3,6 = 6,4 (cm).

Vậy độ dài BC, AH, BH và CH lần lượt là: 10 cm; 4,8 cm; 3,6 cm và 6,4 cm.

Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương