Cách giải bài toán bằng cách lập phương trình cực hay: Bài toán năng suất
-
5237 lượt thi
-
13 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Một công nhân phải làm một số sản phẩm trong 18 ngày. Do đã vượt mức mỗi ngày 5 sản phẩm nên sau 16 ngày anh đã làm xong và làm thêm 20 sản phẩm nữa ngoài kế hoạch. Tính xem mỗi ngày anh đã làm được bao nhiêu sản phẩm.
Gọi số sản phẩm phải hoàn thành trong một ngày theo kế hoạch là x (x > 0)
số sản phẩm thực tế mỗi ngày người đó làm được là x + 5.
Số sản phẩm phải làm theo kế hoạch là 18x
Vì số ngày thực tế hoàn thiện công việc là 16 ngày và số sản phẩm làm được nhiều hơn so với kế hoạch là 20 sản phẩm nên ta có phương trình:
18x = 16(x + 5) - 20
⇔ 18x = 16x + 80 – 20
⇔ 2x = 60
⇔ x = 30 (tmđk)
Vậy mỗi ngày người đó đã làm được 35 sản phẩm
Câu 2:
Hai người cùng làm một công việc trong 24 giờ thì xong. Năng suất của người thứ nhất bằng năng suất của người thứ hai. Hỏi nếu mỗi người làm một mình cả công việc thì phải mất thời gian bao lâu?
Gọi thời gian để hoàn thành công việc khi làm một mình của người thứ nhất là x giờ (x > 24)
Năng suất làm việc của người thứ nhất là , năng suất làm việc làm việc của người thứ hai là
Thời gian để hoàn thành công việc khi làm một mình của người thứ hai là
Năng suất làm việc của cả hai người khi cùng làm công việc là . Do đó ta có phương trình:
Vậy thời gian để người thứ nhất làm một mình để hoàn thành công việc là 40 giờ, thời gian để hoàn thành công việc của người thứ hai là
Câu 3:
Hai bể nước chứa 800 lít nước và 1300 lít nước. Người ta tháo ra cùng một lúc ở bể thứ nhất 15 lít/phút, bể thứ hai 25 lít/phút. Hỏi sau bao lâu số nước còn lại ở bể thứ nhất bằng số nước còn lại ở bể thứ hai?
Gọi thời gian mở vòi chảy để số nước còn lại ở bể thứ nhất bằng số nước ở bể thứ hai là x (phút) (x > 0)
Lượng nước đã chảy đi khỏi bể thứ nhất là 15x (lít)
Lượng nước đã chảy đi khỏi bể thứ hai là 25x (lít)
Lượng nước còn lại ở bể thứ nhât là 800 – 15x (lít)
Lượng nước còn lại ở bể thứ hai là 1300 – 25x (lít)
Theo bài ra ta có phương trình:
800 – 15x = (1300 – 25x)
⇔ 2400 – 45x = 2600 – 50x
⇔ 5x = 200
⇔ x = 40 (tmđk)
Vậy sau 40 phút số nước còn lại ở bể thứ nhất bằng số nước còn lại ở bể thứ hai.
ĐS: 40 phút.
Câu 4:
Một xí nghiệp dự định mỗi ngày sản xuất 120 sản phẩm. Trong thực tế mỗi ngày xí nghiệp đã sản xuất được 130 sản phẩm nên đã hoàn thành kế hoạch sớm hơn 2 ngày . Hỏi xí nghiệp đã sản xuất được bao nhiêu sản phẩm ?
Gọi số ngày dự định làm theo kế hoạch là x ngày (x > 2)
Số ngày thực tế làm là x – 2 (ngày)
Số sản phẩm sản xuất theo dự định 120.x (sản phẩm), số sản phẩm sản suất theo thực tế 130(x – 2)(sản phẩm)
Theo bài ra ta có phương trình:
120x = 130.(x – 2)
⇔ 120x = 130x – 260
⇔ 10x = 260
⇔ x = 26 (tmđk)
Vậy số sản phẩm xí nghiệp đã sản xuất được là 120.26 = 3120 sản phẩm.
Câu 5:
Một đội máy kéo dự định mỗi ngày cày được 40 ha. Khi thực hiện đội mỗi ngày cày được 52 ha . Vì vậy đội không những đã hoàn thành xong trước kế hoạch 2 ngày mà còn cày thêm được 4 ha nữa . Tính diện tích ruộng mà đội phải cày theo kế hoạch ?
Gọi thời gian dự định hoàn thành công việc là x (ngày) (x > 2)
Diện tích ruộng mà đội phải cày theo kế hoạch là 40x (ha)
Thời gian thực tế đội đã làm để hoàn thành công việc là x – 2 (ngày)
Diện tích ruộng đội đã cày được theo thực tế là: 52(x – 2)
Theo bài ra ta có phương trình:
40x + 4 = 52(x – 2)
⇔ 40x + 4 = 52x – 104
⇔ 12x = 108
⇔ x = 9 (tmđk)
Vậy diện tích ruộng đội phải cày theo kế hoạch là 40.9 = 360ha.
Câu 6:
Một đội sản xuất dự định mỗi ngày làm được 48 chi tiết máy. Khi thực hiện mỗi ngày đội làm được 60 chi tiết máy. Vì vậy đội không những đã hoàn thành xong trước kế hoạch 2 ngày mà còn làm thêm được 25 chi tiết máy . Tính số chi tiết máy mà đội phải sản xuất theo kế hoạch ?
Gọi số chi tiết máy mà đội phải sản xuất theo kế hoạch là x (x ∈ N, x > 0)
Số chi tiết máy thực tế đội đã sản xuất được là x + 25
Số ngày hoàn thành công việc theo kế hoạch là (ngày)
Số ngày thực tế hoàn thành công việc là (ngày)
Vì đội đã hoàn thành công việc xong trước 2 ngày so với kế hoạch nên ta có phương trình:
Vậy số chi tiết máy đội phải sản xuất theo kế hoạch là 580 chi tiết.
Câu 7:
Một xí nghiệp dự định mỗi ngày sản xuất 50 sản phẩm. Trong thực tế mỗi ngày xí nghiệp đã sản xuất được 57 sản phẩm nên đã hoàn thành kế hoạch sớm hơn 1 ngày và sản xuất thêm được 13 sản phẩm. Hỏi theo kế hoạch xí nghiệp phải sản xuất được bao nhiêu sản phẩm ?
Gọi số sản phẩm xí nghiệp phải sản xuất theo kế hoạch là x (x ∈ N, x > 0)
Số sản phẩm thực tế đội đã sản xuất được là x + 13 (sản phẩm)
Số ngày dự định làm việc theo kế hoạch là (ngày)
Số ngày thực tế đội đã làm việc là (ngày)
Vì đội đã hoàn thành công việc xong trước 1 ngày so với kế hoạch nên ta có phương trình:
Vậy số sản phẩm đội phải sản xuất theo kế hoạch là 500 sản phẩm.
Đ/S: 500 sản phẩm.
Câu 8:
Một tổ sản xuất dự định mỗi ngày sản xuất 40 sản phẩm. Trong thực tế mỗi ngày tổ đã sản xuất được 45 sản phẩm. Do đó đã hoàn thành kế hoạch sớm hơn 2 ngày và sản xuất thêm được 5 sản phẩm. Hỏi theo kế hoạch tổ phải sản xuất được bao nhiêu sản phẩm ?
Gọi số ngày tổ sản xuất dự định làm theo kế hoạch là x ngày (x > 2)
Số sản phẩm sản xuất theo kế hoạch là 40x
Số ngày thực tế làm việc là x - 2(ngày)
Số sản phẩm thực tế đã làm là 45(x – 2)
Theo bài ra ta có phương trình:
45(x – 2) = 40x + 5
⇔ 45x – 90 = 40x + 5
⇔ 5x = 95
⇔ x = 19 (tmđk)
Vậy số sản phẩm tổ phải sản xuất theo kế hoạch là 40.19 = 760 sản phẩm
Đ/S: 760 sản phẩm
Câu 9:
Hai đội công nhân cùng làm một công việc thì hoàn thành công việc đó trong 24 giờ. Nếu đội thứ nhất làm 10 giờ, đội thứ hai làm 15 giờ thì cả hai đội làm được một nửa công việc. Tính thời gian đội một làm một mình xong công việc.
Gọi thời gian để đội một làm một mình hoàn thành công việc là x giờ (x > 24)
Vậy thời gian để đội một làm mình hoàn thành công việc là 40 giờ
Câu 10:
Một hợp tác xã dự định trung bình mỗi tuần đánh được 20 tấn cá. Nhưng do vượt mức 6 tấn/tuần nên chẳng những hoàn thành kế hoạch sớm hơn 1 tuần mà còn vượt mức 10 tấn. Tính sản lượng cá hợp tác xã dự định đánh bắt theo kế hoạch ?
Gọi thời gian dự định làm theo kế hoạch là x (tuần) (x > 1)
Sản lượng cá dự tính đánh bắt được là 20x (tấn)
Lượng cá thực tế đánh bắt được trong 1 tuần là 20 + 6 = 26 tấn.
Thời gian thực tế hoàn thành công việc là x – 1 (tuần)
Sản lượng cá thực tế đánh bắt được là 26(x – 1)
Theo bài ra ta có phương trình:
26(x – 1) = 20x + 10
⇔ 26x – 26 = 20x + 10
⇔ 6x = 36
⇔ x = 6 (tmđk)
Vậy lượng cá phải đánh bắt theo kế hoạch là 20.6 = 120(tấn)
Đ/S: 120 tấn
Câu 11:
Một tổ may áo sản xuất dự định mỗi ngày sản xuất 30 áo. Trong thực tế mỗi ngày tổ đã sản xuất được 40 chiếc áo. Do đó đã hoàn thành kế hoạch sớm hơn 3 ngày và sản xuất thêm được 20 chiếc áo. Hỏi theo kế hoạch tổ phải sản xuất được bao nhiêu chiếc áo ?
Gọi số áo tổ phải sản xuất theo kế hoạch là x áo (x ∈ N, x > 0)
Vậy số áo mà tổ phải sản xuất theo kế hoạch là 420 áo
Đ/S: 420 chiếc áo.
Câu 12:
Tổ Hùng được giao dệt một số thảm trong 20 ngày. Nhưng do tổ tăng năng suất 20% nên đã hoàn thành sau 18 ngày. Không những vậy mà tổ bạn Hùng còn làm thêm được 24 chiếc thảm. Tính số thảm thực tế tổ bạn Hùng làm được ?
Gọi số thảm mà tổ bạn Hùng được giao dệt trong một ngày là x thảm (x ∈ N, x > 0)
Số thảm thực tế làm được trong một ngày là x + x.20% = 1,2x (thảm)
Số thảm phải dệt theo kế hoạch là x.20 = 20x (thảm)
Số thảm thực tế làm được là 18.1,2x = 21,6x (thảm)
Do số thảm thực tế nhiều hơn số thảm phải làm theo kế hoạch 24 chiếc nên ta có phương trình:
21,6x = 20x + 24 ⇔ 1,6x = 24 ⇔ x = 15 (tm đk)
Vậy số thảm thực tế tổ bạn Hùng đã làm được là 15.21,6 = 324 chiếc thảm
Đ/S: 324 sản phẩm.
Câu 13:
Một vòi nước chảy vào một bể không có nước. Cùng lúc đó một vòi khác chảy từ bể ra. Mỗi giờ lượng nước chảy ra bằng lượng nước chảy vào. Sau 5 giờ nước trong bể đạt tới dung tích bể. Hỏi nếu bể không có nước mà chỉ mở vòi chảy vào bể thì sau bao lâu bể sẽ đầy nước?
Gọi thời gian để vòi chảy vào đầy bể nước là x (giờ) (x > 0)
Sau 5 giờ lượng nước còn lại trong bể là dung tích bể nên ta có phương trình:
Vậy thời gian để bể đầy nước nếu chỉ mở vòi chảy là 8 giờ.