Chủ nhật, 26/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 8 Toán Bài tập Toán 8 Chủ đề 8: Hình bình hành có đáp án

Bài tập Toán 8 Chủ đề 8: Hình bình hành có đáp án

Dạng 5. Bài tập nâng cao có đáp án

  • 607 lượt thi

  • 11 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho tam giác nhọn ABC. Vẽ ra phía ngoài của tam giác này các tam giác ABD và tam giác ACE vuông cân tại A. Gọi M là trung điểm của DE. Chứng minh rằng hai đường thẳng MA và BC vuông góc với nhau.
Xem đáp án
Cho tam giác nhọn ABC. Vẽ ra phía ngoài của tam giác này các tam giác ABD và tam giác ACE vuông cân tại A.  (ảnh 1)

Vẽ hình bình hành DAEF. Khi đó AF đi qua M.

Gọi H là giao điểm của MA với BC.

Ta có: EF=AD=AB.

AEF+DAE=180° mà BAC+DAE=180° nên

AEF=BAC.ΔAEF=ΔCABg.c.gA1=C1.

Ta có: A1+A2=90°C1+A2=90°H=90°.

Do đó: MABC.


Câu 2:

Cho hình bình hành ABCD. Vẽ ra ngoài hình bình hành các tam giác ABM vuông cân tại A, tam giác BCN vuông cân tại C. Chứng minh rằng tam giác DMN vuông cân.

Xem đáp án
Cho hình bình hành ABCD. Vẽ ra ngoài hình bình hành các tam giác ABM vuông cân tại A, tam giác BCN vuông cân tại C.  (ảnh 1)

Ta đặt ADC=α thì DAM=90°+α;NCD=90°+α.

ΔDAM và ΔNCD có:

AM=CD=AB;DAM=NCD=90°+α;AD=CN=BC.

Do đó ΔDAM=ΔNCDc.g.c

DM=DN          (1)

và DMA=NDC.

Kéo dài MA cắt CD tại H. Ta có:

MAABMHCD.

Xét ΔMDH có DMA+ADM+α=90°

NDC+ADM+α=90°

Hay MDN=90°     (2)

Từ (1) và (2) suy ra ΔDMN vuông cân tại D


Câu 3:

Cho tam giác nhọn ABC có trực tâm H. Chứng minh rằng chu vi của tam giác ABC lớn hơn 32HA+HB+HC.
Xem đáp án
Cho tam giác nhọn ABC có trực tâm H. Chứng minh rằng chu vi của tam giác ABC lớn hơn 3/2 (HA + HB + HC) (ảnh 1)

Vẽ HMACMAB,HNABNAC.

CHAB nên CHHN. Vì BHAC nên BHHM.

Xét ΔHBM vuông tại H có BM>HB.      (1)

Xét ΔHCN vuông tại H có CN>HC.       (2)

Xét hình bình hành ANHM có

AM+AN=AM+MH>HA..                   (3)

Từ (1), (2), (3) suy ra:

BM+CN+AM+AN>HB+HC+HA

do đó MB+AM+CN+AN>HA+HB+HC

hay AB+AC>HA+HB+HC.

Chứng minh tương tự, ta được: BC+BA>HA+HB+HC

                                         CA+CB>HA+HB+HC.

Cộng từng vế ba bất đẳng thức trên ta được:

2AB+BC+CA>3HA+HB+HC

Do đó AB+BC+CA>32HA+HB+HC.


Câu 4:

Cho hình thang cân ABCD (AB // CD) và một điểm O ở trong hình này. Chứng minh rằng có một tứ giác mà bốn cạnh lần lượt bằng OA, OB, OC, OD và bốn đỉnh nằm trên bốn cạnh của hình thang cân.
Xem đáp án
Cho hình thang cân ABCD (AB // CD) và một điểm O ở trong hình này. Chứng minh rằng có một tứ giác mà bốn cạnh lần lượt bằng OA, OB, OC, OD (ảnh 1)

Qua O dựng một đường thẳng song song với BC cắt AB và CD lần lượt tại E và G. Qua O dựng một đường thẳng song song với CD cắt AD tại H.

Qua E dựng một đường thẳng song song với OC cắt BC tại F.

Khi đó tứ giác EFGH thỏa mãn đề bài.

Thật vậy, các tứ giác AEOH, HOGD là những hình thang cân.

=> OA = EH, OD = HG        (1)

Tứ giác EFCO là hình bình hành => OC = EF      (2)

và OE = CF. Suy ra OG = BF

Vậy tứ giác OBFG là hình bình hành => OB = GF (3)

Từ (1), (2), (3) suy ra tứ giác EFGH thỏa mãn đề bài.


Câu 5:

Cho hình bình hành ABCD và đường thẳng xy không cắt các cạnh của hình bình hành. Qua các đỉnh A, B, C, D vẽ các đường thẳng vuông góc với xy, cắt xy lần lượt tại A', B', C', D'. Chứng minh rằng: AA' + CC' = BB' + DD' 

Xem đáp án
Cho hình bình hành ABCD và đường thẳng xy không cắt các cạnh của hình bình hành. Qua các đỉnh A, B, C, D (ảnh 1)

Gọi O là giao điểm của AC và BD. Vẽ OO'xy. 

Ta có: AA' // BB' // CC' // DD' // OO'

Xét hình thang AA'C'C có OA = OC và OO' = AA' nên O'A' = O'C'

Do đó OO' là đường trung bình của hình thang AA'C'COO'=AA'+CC'2 hay AA' + CC' = 2OO'

Xét hình thang DD'B'B, cũng chứng minh tương tự, ta có: BB' + DD' = 2OO'

Từ đó suy ra: AA' + CC' = BB' + DD' 

Câu 6:

Cho hình bình hành ABCD (AD < AB) . Vẽ ra ngoài hình bình hành tam giác ABM cân tại B và tam giác ADN cân tại D sao cho ABM=ADN.

a) Chứng minh rằng CM = CN

Xem đáp án
Cho hình bình hành ABCD (AD < AB) . Vẽ ra ngoài hình bình hành tam giác ABM cân tại B a) Chứng minh rằng CM = CN (ảnh 1)

a) Vì ABCD là hình bình hành nên ABC=ADC.

Ta đặt ABC=m°,ABM=n°,khi đó

MBC=CDN=m°+n° 

ΔMBC ΔCDN có:

MB=CD=AB;MBC=CDN (chứng minh trên);

BC=DN=AD.

Vậy ΔMBC=ΔCDNc.g.cCM=CN.


Câu 7:

b) Trên AC lấy một điểm O. Hãy so sánh OM với ON.
Xem đáp án

b) Các ΔABM và ΔAND là những tam giác cân có góc ở đỉnh bằng nhau mà AB > AD nên AM > AN (bạn đọc tự chứng minh)

Xét ΔACM và ΔCAN có CM = CN; CA chung và AM > AN nên ACM>ACN.
Xét ΔOCM và ΔOCN có CM = CN; CO chung và ACM>ACN nên OM > ON

Câu 8:

Cho đoạn thẳng PQ và một điểm A ở ngoài đường thẳng PQ. Vẽ hình hình hành ABCD có đường chéo BD // PQ và BD // PQ. Chứng minh rằng mỗi đường thẳng BC và CD luôn đi qua một điểm cố định.
Xem đáp án
Cho đoạn thẳng PQ và một điểm A ở ngoài đường thẳng PQ. Vẽ hình hình hành ABCD có đường chéo BD // PQ và BD // PQ. (ảnh 1)

Qua A vẽ đường thẳng xy // PQ 

Trên tia Ax lấy điểm M, trên tia Ay lấy điểm N sao cho AM = AN = PQ

Như vậy các điểm M và N cố định.

Tứ giác AMBD có hai cạnh đối diện song song và bằng nhau nên là hình bình hành => BM // AD

Mặt khác, BC // AD nên ba điểm B, M, C thẳng hàng (tiên đề Ơ-clit)

Do đó đường thẳng BC đi qua điểm cố định M.

Chứng minh tương tự, ta được đường thẳng CD đi qua điểm cố định N.

Câu 9:

Trong tất cả các tứ giác với hai đường chéo có độ dài m và n cho trước và góc xen giữa hai đường chéo có độ lớn α cho trước hãy xác định tứ giác có chu vi nhỏ nhất.
Xem đáp án
Trong tất cả các tứ giác với hai đường chéo có độ dài m và n cho trước và góc xen giữa hai đường chéo có độ lớn  (ảnh 1)

Xét tứ giác ABCD có AC=m,BD=n và BOC=α.

Vẽ hình bình hành ADBE và vẽ hình bình hành CAEF.

Khi đó: EF=AC=m;CF=AE=BD=n; EAC=BOC=α.

Như vậy hình bình hành CAEF hoàn toàn được xác định, do đó hai đường chéo AF và CE không đổi.

Dễ thấy tứ giác BFCD là hình bình hành => BF = CD

Chu vi tứ giác ABCD là:

Dấu ''='' xảy ra A,B,F thng hàngC,B,E thng hàngABCDADBC

<=> ABCD là hình bình hành.

Vậy chu vi của tứ giác ABCD nhỏ nhất khi và chỉ khi ABCD là hình bình hành.

Câu 10:

Cho tam giác ABC. Dựng điểm MAB, điểm NAC sao cho MN // BC và BM = AN.
Xem đáp án
Cho tam giác ABC. Dựng điểm M thuộc AB, điểm N thuộc AC sao cho MN // BC và BM = AN. (ảnh 1)

* Phân tích

Giả sử đã dựng được MN // BC sao cho BM = AN 

Vẽ NDABDBC

Tứ giác MNDB là hình bình hành

=> DN = BM mà BM = AN nên DN = AN => ΔNAD cân A2=D1.

Mặt khác, A1=D1 (so le trong) nên A1=A2.

Do đó AD là đường phân giác của góc A.

Điểm D dựng được suy ra các điểm N và M cũng dựng được.

* Cách dựng

- Dựng đường phân giác AD của tam giác ABC.

- Dựng DNABNAC.

- Dựng NMBCMAB.

Các bước còn lại, bạn đọc tự giải.


Câu 11:

Dựng hình bình hành ABCD biết vị trí các điểm A và vị trí các trung điểm M, N của BC và CD.
Xem đáp án
Dựng hình bình hành ABCD biết vị trí các điểm A và vị trí các trung điểm M, N của BC và CD. (ảnh 1)

* Phân tích

Giả sử đã dựng được hình bình hành thỏa mãn đề bài.

Gọi O là giao điểm của hai đường chéo và K là giao điểm của MN và AC.

Xét ΔCBD có MN là đường trung bình, MN // BD

Xét ΔCOB có MB = MC và MK // OB nên CK = KO

Vậy MK là đường trung bình nên MK=12OB.

Chứng minh tương tự, ta được KN=12OD.

Mặt khác, OB = OD nên KM = KN

Vậy điểm K là trung điểm của MN xác định được.

Dễ thấy OK=KC=12OC=12OAKC=14AC suy ra KC=13KA.

Điểm C nằm trên tia đối của tia KA và cách K một khoảng 13AK.

Điểm C xác định được thì các điểm B và D cũng xác định được.

* Cách dựng

- Dựng đoạn thẳng MN.

- Dựng trung điểm K của MN.

- Dựng tia AK.

- Trên tia đối của tia KA dựng điểm C sao cho KC=13KA.

- Dựng điểm B sao cho M là trung điểm của CB.

- Dựng điểm D sao cho N là trung điểm của CD.

- Dựng các đoạn thẳng AB, AD ta được hình bình hành phải dựng.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương